Coi chừng "tác dụng ngược" nếu rửa tay, súc miệng chống Covid-19 kiểu này

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nước rửa tay có cồn, nước súc miệng kháng khuẩn giúp ích nhiều trong mùa dịch Covid-19 nhưng nếu bạn quá hoảng loạn mà lạm dụng, dùng sai chỗ, sai cách thì coi chừng.
Trong hướng dẫn được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa đăng tải trên trang Facebook chính thức về cách rửa tay bằng cồn, ngoài các thao tác thông thường tương tự rửa tay bằng nước và xà phòng, WHO lưu ý thời gian cho một lần rửa tay bằng cồn phải là 20-30 giây. 

Rửa tay bằng cồn quá vội vàng, chưa đúng thao tác dẫn đến bỏ sót nhiều vị trí cũng là điều mà các bác sĩ đã lưu ý từ đầu mùa Covid-19.

Hướng dẫn rửa tay bằng cồn của WHO gồm các bước thông thường kèm lưu ý: rửa ít 20-30 giây. (Ảnh: WHO)
Hướng dẫn rửa tay bằng cồn của WHO gồm các bước thông thường kèm lưu ý: rửa ít 20-30 giây. (Ảnh: WHO)
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm- Thần kinh, BV Nhi Đồng 1, cảnh báo một sai lầm thường gặp là dùng trực tiếp cồn 70-90 độ để rửa tay bởi nó sẽ bay hơi hết trước khi đạt được hiệu quả cần thiết. Đó là lý do nước rửa tay khô thường có gel để làm chậm tốc độ bốc hơi, dung dịch lưu trên tay đủ thời gian để sát khuẩn. Ông cũng nhấn mạnh rửa tay bằng cồn chỉ là biện pháp tạm thời khi không có nước và xà phòng, bởi nước rửa tay khô chỉ khiến mầm bệnh chết đi chứ không loại bỏ nó và chất bẩn khỏi bàn tay.
Poster hướng dẫn rửa tay của Bộ Y tế - ảnh: Bộ Y tế
Poster hướng dẫn rửa tay của Bộ Y tế - ảnh: Bộ Y tế
WHO cũng có khuyến cáo tương tự: rửa tay bằng cồn khi tay sạch; rửa tay bằng nước và xà bông khi tay bẩn.
Về vấn đề súc miệng, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, có rất nhiều lựa chọn: nước súc miệng mua ở siêu thị, nước muối sinh lý mua ở nhà thuốc, nước muối loãng tự pha hay đơn giản là nước ấm. Nên lưu ý người bệnh cao huyết áp không được dùng nước muối, chỉ nên dùng nước súc miệng hoặc nước ấm.
Một sai lầm phổ biến nữa là quá "cuồng" rửa tay, súc miệng. "Nhiều người đang ở trong nhà, hay ngồi một chỗ cả mấy tiếng trong văn phòng, không tiếp xúc với ai cũng thỉnh thoảng… chạy ra rửa tay, súc miệng, điều đó là không cần thiết" - bác sĩ Trương Hữu Khanh cảnh báo.
Súc miệng quá nhiều thậm chí còn phản tác dụng bởi gây khô họng, nhất là súc bằng nước súc miệng kháng khuẩn được bán ở các siêu thị, nhà thuốc. Trong khi đó, một trong những biện pháp quan trọng để phòng bệnh mùa Covid-19 là giữ cho miệng - họng, đường hô hấp đừng bị khô, bằng cách uống đủ nước, bởi đường hô hấp bị khô sẽ làm giảm khả năng phòng vệ tự nhiên trước mầm bệnh.
Rửa tay bằng cồn quá "cuồng" cũng từng gây phiền toái cho nhiều người, đó là bàn tay khô ráp, ngứa ngáy. Theo bác sĩ Khanh, nồng độ cồn quá cao cũng dẫn đến đau rát tay: chỉ cần độ cồn 60 trở lên là đủ. Ngoài ra, nên nhớ thứ tự ưu tiên: xà phòng và nước; nước; rồi mới đến nước rửa tay bằng cồn.
Clip hướng dẫn rửa tay của Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM:
.
Theo A. Thư (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.