Cơ quan Xúc tiến thương mại-Đầu tư Hàn Quốc khảo sát Khu Công nghiệp Nam Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-

Nằm trong chuỗi sự kiện chương trình tư vấn xúc tiến đầu tư thực tế tại Gia Lai do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) và cơ quan Xúc tiến Thương mại-Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA Hà Nội) tổ chức, ngày 15-5 đoàn công tác đã đến khảo sát tại Khu Công nghiệp Nam Pleiku.


Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp đang trong giai đoạn hoàn thiện. Ảnh: V.T
Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp đang trong giai đoạn hoàn thiện. Ảnh: V.T

Khu Công nghiệp Nam Pleiku có tổng diện tích 191,55 ha, nằm trên địa bàn xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) và xã Ia Băng (huyện Chư Prông), do Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê làm chủ đầu tư. Khu công nghiệp Nam Pleiku nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, hệ thống giao thông thuận lợi do có các trục giao thông lớn như quốc lộ 14, 19, 25 và đường Hồ Chí Minh nối Gia Lai với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, các tỉnh Duyên hải miền Trung và các tỉnh vùng Đông Bắc Campuchia, Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh và Cửa khẩu Bờ Y tiếp giáp với Campuchia và Lào. Đây là điều kiện thuận lợi trong thu hút nhà đầu tư. Đặc biệt, Khu công nghiệp Nam Pleiku đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch đầu tư cảng cạn, đã tạo ra lợi thế trong việc thu hút đầu tư kho bãi, vận chuyển xuất khẩu hàng hóa.

Hiện nay, chủ đầu tư khu công nghiệp đang gấp rút triển khai hạ tầng cần thiết, đặc biệt là hạ tầng về môi trường để đưa khu công nghiệp đi vào hoạt động sớm nhất, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Đến thời điểm này đã có 10 nhà đầu tư đăng ký vào khu công nghiệp với diện tích khoảng 80 ha.

Để đảm bảo yêu cầu sớm triển khai các dự án, chủ đầu tư Khu công nghiệp Nam Pleiku đang đề xuất tỉnh cho phép các nhà đầu tư làm thủ tục đầu tư song song cùng với quá trình triển khai hoàn thiện hạ tầng nhằm rút ngắn thời gian triển khai dự án đầu tư. Hiện nay, các ngành nghề dự kiến thu hút đầu tư vào Khu Công nghiệp Nam Pleiku gồm chế biến nông lâm sản, sản xuất nguyên liệu sinh học, chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc, chế biến phân bón, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp cơ khí chế tạo, cơ khí xây dựng…

Đoàn công tác khảo sát thực tế tại Khu công nghiệp Nam Pleiku. Ảnh: V.T
Đoàn công tác khảo sát thực tế tại Khu công nghiệp Nam Pleiku. Ảnh: V.T

Đến khảo sát trực tiếp tại Khu công nghiệp Nam Pleiku, đoàn công tác đánh giá cao những điều kiện và tiềm năng phát triển của khu công nghiệp có quy mô lớn của Gia Lai. Đồng thời, đoàn công tác rất mong được địa phương tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư FDI, trong đó tập trung vào các dự án dựa trên tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là ngành sản xuất, chế biến dược liệu mà Hàn Quốc đang quan tâm.

Bên cạnh đó, đoàn cũng mong muốn Khu công nghiệp Nam Pleiku sớm hoàn thiện hạ tầng để cơ quan Xúc tiến Thương mại-Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA Hà Nội) có thể giới thiệu, quảng bá, kết nối với các nhà đầu tư Hàn Quốc. Ngoài ra, đoàn cũng đề xuất với chủ đầu tư khu công nghiệp một số vấn đề như việc cần thiết biên soạn thông tin giới thiệu thêm tiếng Anh và tiếng Hàn Quốc trong các tài liệu giới thiệu, quảng bá để các nhà đầu tư thuận tiện trong vấn đề tìm hiểu cơ hội thu hút đầu tư…

Trước đó, ngày 13-5 đoàn đã đến khảo sát tại Khu công nghiệp Trà Đa (TP. Pleiku); ngày 14-5 đoàn phối hợp với Sở Công thương tổ chức hội thảo tập huấn thu hút đầu tư nước ngoài tại tỉnh Gia Lai.

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.