Cổ đông nghi vấn có tẩu tán tài sản tại VCG về An Quý Hưng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chủ tịch Vinaconex khẳng định, “ Không có chuyện tẩu tán, thất thoát tài sản. Nếu chúng tôi chuyển 1 đồng từ Vinaconex về An Quý Hưng thì các anh cứ báo công an bắt. Tôi không tham ô, tôi sẵn sàng giao chức chủ tịch cho ông Hà hoặc ông Trung nếu HĐQT bầu các anh ấy”.
Hôm nay (28/6), Tổng công ty cổ phần Vinaconex (VCG) đã tiến hành đại hội cổ đông thường niên năm 2019.
HĐQT nêu lý do đưa đơn kiện
Trong phần thảo luận, cổ đông đặt câu hỏi vì sao lại có sự việc Vinaconex bị kiện về Nghị quyết phiên họp bất thường khiến HĐQT phải tạm dừng hoạt động.
Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT cho biết, bản thân ông cũng không biết tại sao có đơn kiện của 2 cổ đông lớn và 2 thành viên HĐQT là ông Thân Thế Hà và Nguyễn Quang Trung.
Ông Thanh nói, “Về việc tại sao bị kiện tôi cũng không biết bởi ĐHCĐ bất thường của Vinaconex do Viettel và SCIC tổ chức hoàn toàn hợp lệ. Kết quả có 7 thành viên HĐQT thì có 6 thành viên bầu tôi làm chủ tịch. Sau 1 tháng có đơn kiện bản thân tôi cũng bị bôi xấu, mang tiếng tăm xấu xa.
 Toàn cảnh ĐHCĐ tại Vinaconex (ảnh Trithuctre)
Nói về nguyên nhân của vụ việc, ông Thân Thế Hà, thành viên HĐQT chia sẻ 2 khía cạnh. Thứ nhất, về góc độ pháp luật, bản thân ông Hà và ông Trung là đại diện 2 pháp nhân mua cổ phần tại Vinaconex. Khi tổ chức họp đại hội bất thường, 2 tổ chức này nhận thấy trong quy trình “có gì đó” thiếu và không đầy đủ.
Đặc biệt Vinaconex là công ty đại chúng lớn. Theo quy định pháp luật, trong 90 ngày, các sự kiện tổ chức của doanh nghiệp có thể hồi tố. Trên cơ sở đó, các bên đã đề nghị cơ quan pháp luật can thiệp và tòa án đã thụ lý, làm đủ các thủ tục thẩm quyền trong phạm vi. “Vừa qua, sự việc này đã có kết quả như ông Thanh nói”, ông Hà nói.
Về góc độ doanh nghiệp, ông Hà cho biết đã công tác tại Vinaconex 27-28 năm và nhận thấy truyền thống đưa công ty phát triển là tính đoàn kết. Việc này đã duy trì suốt thời gian hoạt động dưới hình thức Nhà nước. Tuy nhiên, khi chuyển sang tư nhân thì vấn đề lợi ích của các cổ đông khiến tính đoàn kết bị ảnh hưởng.
Các cổ đông hiện nay cần có hành lang là điều lệ, quy chế để làm việc, cùng nhau bàn những quyết định quan trọng của Vinaconex. Việc bàn dù chưa được thống nhất và có những ý kiến bất đồng nhưng vẫn cần thiết. Nếu để cá nhân tự quyết sẽ vi phạm ngay về quy định quản trị rủi ro. Công ty cổ phần là có sự tham gia của nhiều cổ đông, có sự đóng góp của nhiều người. Cá nhân được quyết vấn đề lớn sẽ gây ra các bức xúc.
Còn ông Nguyễn Quang Trung, Thành viên HĐQT bổ sung, đơn kiện là sự đấu tranh thúc đẩy công ty phát triển hoàn thiện hơn.
Nếu làm sai sẽ đi tù, không có chuyện tiền chuyển về An Quý Hưng
Liên quan đến những lo ngại thất thoát, tẩu tán tài sản của cổ đông, ông Đào Ngọc Thanh cho hay, từ khi trở thành Chủ tịch HĐQT, ông chưa ký bất cứ hợp đồng nào gây thiệt hại và lấy ví dụ về việc không ký dự án 1.000 tỷ đồng ở Bình Định dù biết có thể mang về lợi nhuận 100 - 120 tỷ đồng.
Ông Thanh nói thêm, có thông tin tôi lấy tiền của Vinaconex mua Maybach. Tôi làm lãnh đạo lớn của 4 tập đoàn lớn lúc nào tôi mua ô tô chẳng được. “Ai chỉ được ông Thanh lấy tiền từ Vinaconex mua Maybach tôi sẵn sàng tặng người đó 1 cái Maybach. Vấn đề tẩu tán tài sản ở đâu, tôi với tư cách chủ tịch HĐQT chịu trách nhiệm tuyệt đối và hoàn toàn không có chuyện này”, Chủ tịch Vinaconex nêu vấn đề.
Vị này chia sẻ, “Tôi làm TGĐ Ecopark cách đây 16 năm, từ một cánh đồng tôi làm nên cả 1 dự án tỷ đô, tôi đã lấy đồng nào đâu, lương Vinaconex trả tôi mấy chục triệu nhưng tôi chưa chi xu nào từ ngày về Vinaconex, tổng số tiền lương tôi nhận được ở đây chưa bằng 1 tháng lương tôi làm ở chỗ khác, lương tôi phải vài chục nghìn đô, tôi làm ở đây là sự tín nhiệm của anh em.
Tôi không tham ô, tôi sẵn sàng giao chức chủ tịch cho ông Hà hoặc ông Trung nếu HĐQT bầu các anh ấy”.
Ngoài ra, theo chủ tịch Vinaconex, nếu có thất thoát thật thì tại sao công ty kiểm toán Deloitte vẫn ký. Vinaconex là công ty nhà nước cổ phiếu chỉ loanh quanh ở mức 17.000 đồng nhưng sau khi bị kiện mất cả nghìn tỷ. Tuy nhiên, hiện nay giá cổ phiếu tăng lên trên 20.000, thậm chí có phiên 27.000. Trên thực tế, tài sản của Vinaconex đang tăng lên, mà không hề có chuyện thất thoát.
Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch Vinaconex (ngồi giữa)
Cũng liên quan đến vấn đề này, trước câu hỏi của cổ đông rằng, có hay không tiền của Vinaconex chuyển về an Quý Hưng? Chủ tịch Vinaconex khẳng định, chuyện của An Quý Hưng và Vinaconex là khác nhau.
“Không có chuyện tiền từ Vinaconex về An Quý Hưng. Tiền chúng tôi mua Vinaconex là do chúng tôi góp lại để mua, làm gì có ngân hàng phía sau để vay. Nếu chúng tôi chuyển 1 đồng từ Vinaconex vào An Quý Hưng thì các anh cứ báo công an bắt. Tôi sai tôi sẵn sàng đi tù nếu tôi làm sai, tôi năm nay 71 tuổi đi tù không sao, vấn đề ở đây tôi nhắc lại chúng tôi làm bất kỳ điều gì phải thượng tôn pháp luật”, ông Thanh khẳng định.
Về câu hỏi vì sao có sự thay đổi nhân sự liên tục tại các công ty con, ông Thanh nói những nhân sự ra đi vì nhiều lý do, có thể vì áp lực thay đổi về cơ chế. Người không làm được sẽ bị đào thải. “Đó không phải chất xám của doanh nghiệp”, ông nói.
Ngoài ra, ông Thanh cũng khẳng định, tôi còn làm chủ tịch sẽ không có khái niệm phân chia quyền lực tại Vinaconex, ai là người có năng lực thì làm, không có tiền lệ gì cả. Không có chuyện Vinaconex là hợp tác xã, là công ty họ hàng "một người làm to cả họ được nhờ".
Theo P.V (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Thủ tướng đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu

Thủ tướng đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu

(GLO)- Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN-nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.