Chuyện thật khó tin: Bị đinh đâm vào đầu hơn 1 năm mà không biết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Một người đàn ông ở Quảng Bình bị cây đinh dài 7 cm đâm vào đầu hơn 1 năm mà không biết. Gần đây bệnh nhân có nhiều biểu hiện bất thường nên được đưa tới bệnh viện huyện thăm khám mới phát hiện.

Bệnh nhân nam (SN 1958, trú tại xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) được gia đình đưa đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới trong tình trạng đau đầu, chóng mặt, dịch chảy ra từ vùng chẩm đầu và có biểu hiện bất thường.

Ảnh chụp cho thấy cây đinh đâm vào não của người đàn ông ở Quảng Bình

BS.CK II Nguyễn Văn Mận-Trưởng khoa Ngoại thần kinh (Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới) cho biết, chụp CT các y bác sĩ phát hiện dị vật là 1 cây đinh dài đâm qua xương sọ và vùng tiểu não. Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy cây đinh dài 7 cm ra khỏi đầu người đàn ông này.

“Dị vật lấy ra là cây đinh dài đâm qua xương sọ vào vùng tiểu não của bệnh nhân, rất nguy hiểm. Chỉ cần cây đinh đâm sâu vào một chút nữa sẽ đến phần cầu não, gây tử vong. Đây là ca khó, may mắn phẫu thuật diễn ra thuận lợi và thành công. Sau phẫu thuật bệnh nhân phục hồi tốt”-bác sĩ Mận thông tin.

Điều khó tin là cây đinh đâm vào đầu bệnh nhân từ hơn 1 năm trước, nay mới phát hiện. Theo người nhà bệnh nhân, hơn 1 năm trước bệnh nhân bị ngã và tổn thương phía sau đầu, nghĩ là vết thương bình thường nên chỉ dùng bông băng để vệ sinh vết thương.

Hiện tại, tình hình sức khỏe của bệnh nhân tiến triển tốt, đang được các y bác sĩ tiếp tục theo dõi, chăm sóc.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.