Chuyện đẹp "Bầu bí thương nhau" (*): Nghĩa đồng bào thôi thúc chúng tôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những khoản tiền chắt chiu được, dù mỗi trường hợp chỉ vài trăm ngàn đồng, của người dân Hà Nội góp mua thực phẩm, máy thở đã đến với người dân và các bệnh viện ở TP HCM
Gần 1.500 suất quà, mỗi suất gồm các loại thực phẩm thiết yếu đủ để một gia đình 4 người sống trong 2 tuần, đã được các nhóm thiện nguyện của Hà Nội chuyển đến những gia đình khó khăn trong vùng có dịch tại TP HCM. Những chiếc máy trợ thở được mua từ tiền quyên góp vội vàng từ người hảo tâm tại thủ đô cũng được gửi đến các bệnh viện thành phố, nhằm hỗ trợ các bác sĩ trong cuộc chiến với Covid-19.
Yêu thương đong đầy
"Mỗi ngày, chúng tôi nhận được không biết bao nhiêu cuộc điện thoại, tin nhắn của nhiều người dân trong vùng có dịch ở TP HCM đề nghị được giúp đỡ. Có những gia đình sống trong căn chòi dựng tạm trên đất mượn của người khác, chồng làm thợ hồ, vợ đi bán cháo dạo hay chồng làm shipper, em trai phục vụ quán ăn… đều mất việc do dịch. Có phụ nữ trẻ, mới sinh con được 3 tháng, cho biết nhà chỉ còn 3 kg gạo và chục quả trứng mới được tặng. Gia đình khác thì bảo đã hết gạo 2 ngày nay, người thân ở xa muốn gửi lương thực nhưng các nhà xe ngưng nhận hàng... Chính những cuộc điện thoại, tin nhắn của người nghèo đang trong các khu phong tỏa khiến cho nhóm chúng tôi không thể cầm lòng" - bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh, người sáng lập nhóm thiện nguyện "Mỗi ngày một quả trứng", bày tỏ.

Chương trình "Góp yêu thương cùng Sài Gòn đứng vững" của nhóm, phát động từ ngày 4-7 đến nay, đã nhận được hàng ngàn lượt đóng góp. Bác sĩ Hải Oanh cho biết rất nhiều người hảo tâm đã chia sẻ thông tin và kêu gọi giúp nhóm thực hiện tâm nguyện. Nhiều người tình nguyện tham gia đóng gói lương thực, người khác giúp mua trứng từ Đà Nẵng rồi tự thuê xe vận chuyển vào TP HCM... Cả bạn bè quốc tế cũng đóng góp. Ngân hàng HSBC Việt Nam đã phê duyệt khoản tài trợ để chung tay cùng nhóm hỗ trợ 2.000 gia đình ở TP HCM...
"Niềm vui khó nói thành lời, chúng tôi đã có thể yên tâm vì có thêm tiền để mua 30 tấn gạo, 2.000 thùng mì gói, 20.000 quả trứng và hàng ngàn chai mắm, nước tương" - bác sĩ Hải Oanh tâm sự.
Đến ngày 17-7, gần 1.500 phần quà của nhóm "Mỗi ngày một quả trứng" được phát đến tận tay những gia đình cần giúp đỡ trong các khu vực phong tỏa, các xóm trọ có người lao động nghèo mất việc.
"Khó thể thống kê bao nhiêu người dân TP HCM có nguy cơ thiếu thốn trong đợt giãn cách xã hội còn kéo dài này nhưng chắc chắn là rất nhiều. Chúng tôi cam kết tiếp tục hỗ trợ nếu còn những người khó khăn và còn có những nhà hảo tâm đóng góp" - bác sĩ Hải Oanh khẳng định.
Cổ tích từ lòng người
Trong suy nghĩ của chị Trần Mai Anh, người sáng lập "Hành trình Thiện Nhân và những người bạn", cuộc chiến chống dịch Covid-19 ở TP HCM đang đứng trước những thử thách, có thể nói là gần chạm đến giới hạn của sức người, nhất là người nghèo, yếu thế.
"Khi nghe qua ghi âm lời của một phụ nữ cầu cứu nhân viên chống dịch đưa chị và mẹ mình là F0 đang trở nặng đi bệnh viện nhưng nhân viên chống dịch cho biết chỗ̀ họ đang quá tải, bảo chị thử liên hệ nơi khác; khi xem clip nhiều chiếc xe chở F0 đi cách ly, điều trị..., chúng tôi thương người dân TP HCM đến se sắt lòng" - chị Mai Anh nghẹn lời.
Chị Mai Anh tâm sự rằng trong khi chúng ta đang ở nhà cùng nhau thì nhân viên phòng chống dịch nơi tuyến đầu ở TP HCM phải căng mình chiến đấu hết sức. Gần đây, mỗi ngày thành phố này phải gánh hàng ngàn ca F0 và theo dõi biết bao nhiêu F1, dù nguồn lực lớn đến cỡ nào cũng khó mà đảm đương. Vì vậy, chị và các thành viên nghĩ rằng phải làm việc gì đó để giúp sức. Và, ý tưởng tặng máy trợ thở cho các bệnh viện TP HCM của nhóm đã hình thành rất nhanh. Chỉ trong một ngày, nhóm đã quyên góp được 1 tỉ đồng.

Quà tặng của những người hảo tâm ở Hà Nội được trao tận tay người nghèo gặp khó khăn tại TP HCM. (Ảnh do nhóm thiện nguyện cung cấp)
Quà tặng của những người hảo tâm ở Hà Nội được trao tận tay người nghèo gặp khó khăn tại TP HCM. (Ảnh do nhóm thiện nguyện cung cấp)
"Chúng tôi gọi điện cho bạn bè. Họ đều rất sẵn lòng. Chúng ta đều liêu xiêu vì đại dịch, thu nhập ở trạng thái bấp bênh, rất nhiều người vẫn đang chắt chiu từng đồng nhưng sẵn sàng ủng hộ cho người cần hơn mình" - chị Mai Anh tự hào.
Chị Mai Anh cho biết đến trưa 17-7, hợp đồng mua 10 máy trợ thở HFNC đầu tiên đã được ký kết. Đầu tuần này, 10 máy trợ thở sẽ được chuyển tới Bệnh viện Chợ Rẫy, một trong những phòng tuyến cuối cùng trong điều trị Covid-19 ở TP HCM.
Sau 10 máy này, chị Mai Anh và những người bạn, đạo diễn Việt Tú, nhà văn Hoàng Anh Tú, nhà báo Bùi Ngọc Hải… đang kêu gọi ủng hộ đợt 2 để tặng máy trợ thở cho các bệnh viện dã chiến. Đến thời điểm này, họ đã có thêm ngân quỹ để mua 4 máy cho đợt 2.
Mai Anh cho biết chị xúc động đến run người khi đọc được tin nhắn giản dị mà Phương - nữ công nhân vệ sinh ở Hà Nội, bị nợ lương nhiều tháng qua - gửi đến trong đêm vì cô vừa đi lấy rác về muộn, kèm theo tấm ảnh chụp làm bằng chứng đã chuyển khoản 500.000 đồng ủng hộ chương trình mua máy trợ thở tặng TP HCM. Phương vốn là cử nhân triết học và công nhân văn phòng. Để có thời gian chăm con tự kỷ, cô đã phải hy sinh, chọn công việc thu gom rác. Trong vụ việc công nhân môi trường bị Công ty M.Q nợ lương , Phương nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng và giờ đây, cô đã tự nguyện sẻ chia.
"Phương vẫn đang cần giúp đỡ nhưng cô ấy nghĩ đến những người đang gặp khó khăn hơn. Thật quý biết bao! Có những người như Phương, cuộc sống này vẫn thấp thoáng khung trời cổ tích. Cổ tích sinh ra từ lòng người" - chị Mai Anh thổ lộ. 

Lao vào vùng có dịch

Nhóm thiện nguyện "Mỗi ngày một quả trứng" tại TP HCM chỉ có 10 người. Có hôm, nhóm bị "rụng" vài người vì sáng ra đã thấy đầu hẻm giăng dây nhưng các thành viên còn lại cứ lao vào vùng có dịch, đến với người dân cần giúp sức như không hề biết mệt mỏi. Họ đến từng quận, huyện để khảo sát hoàn cảnh cụ thể của bà con. Sau đó, nhóm quay lại, mang những thực phẩm phù hợp với nhu cầu của từng nơi, từng gia đình để phân phát. Có ngày, họ dọc ngang từ quận 4 đến Gò Vấp, sang Bình Thạnh, xuống Tân Phú, Bình Chánh, Thủ Đức..., để trao quà tận tay người dân đang gặp khó khăn, những người không chỉ nghèo mà còn ngặt.

"Mấy ngày nay, nhóm chỉ ăn toàn mì gói vì hàng quán đều đóng cửa, gọi thức ăn mang đến cũng không được. Thế nhưng, nghĩa đồng bào thôi thúc chúng tôi. Bởi lẽ, có những xóm trọ chỉ cần nhìn khung cảnh là có thể hình dung người dân nơi đó khổ thế nào" - chị Lâm Ngọc Thúy, thành viên "Mỗi ngày một quả trứng" tại TP HCM, tâm sự.

Yến Anh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.