Chuyện đẹp "Bầu bí thương nhau" (*): Thấy bà con khó khăn, thương lắm!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người góp vài cân gạo, vài trái bí, dăm bó rau, chục quả trứng gà... Của không đáng là bao nhưng nghĩa tình của người dân nghèo miền Trung thật sâu nặng
Cũng như người dân các địa phương trong cả nước những ngày qua, nhiều người dân Hà Tĩnh đã và đang tổ chức quyên góp thực phẩm tại địa phương để gửi vào TP HCM ủng hộ người dân TP HCM đang căng mình chống dịch, với mong ước TP sớm vượt qua đại dịch Covid-19.
Của ít lòng nhiều
Trường Mầm non Đồng Môn cơ sở 2 (TP Hà Tĩnh) là địa điểm tập kết nông sản hỗ trợ đồng bào TP HCM, do nhóm thiện nguyện Mái ấm hướng thiện TP Hà Tĩnh đứng ra tổ chức. Chị Nguyễn Phương Dung, trưởng nhóm, cho biết: "Nhằm san sẻ một phần khó khăn với người dân TP HCM, với ý nghĩa tương thân tương ái, chúng tôi đã kết nối với bạn bè, hình thành các điểm tiếp nhận hàng cứu trợ tại TP Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên và thị xã Kỳ Anh, để quyên góp được nhiều nông sản thực phẩm gửi cho bà con trong Nam. Ngoài việc quyên góp thực phẩm, chúng tôi cũng kêu gọi đóng góp được một số tiền và đã gửi vào cho câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện trong đó mua hàng hóa tặng người lao động nghèo. Dự tính sáng sớm 17-7 này, khoảng hơn 20 tấn hàng đầu tiên sẽ khởi hành kịp vào tiếp tế cho người dân trong đó" - chị Dung cho biết.

Người dân Huế chở nông sản tới điểm quyên góp để gửi vào hỗ trợ người dân trong vùng dịch tại các tỉnh, thành phía Nam .Ảnh: QUANG TÁM
Người dân Huế chở nông sản tới điểm quyên góp để gửi vào hỗ trợ người dân trong vùng dịch tại các tỉnh, thành phía Nam. Ảnh: QUANG TÁM

Nông sản do bà con tự sản xuất mang tới điểm tập kết ngày càng nhiều .Ảnh: VĨNH GIA
Nông sản do bà con tự sản xuất mang tới điểm tập kết ngày càng nhiều. Ảnh: VĨNH GIA

Người dân Huế chở nông sản tới điểm quyên góp để gửi vào hỗ trợ người dân trong vùng dịch tại các tỉnh, thành phía Nam. Ảnh: QUANG TÁM
Người dân Huế chở nông sản tới điểm quyên góp để gửi vào hỗ trợ người dân trong vùng dịch tại các tỉnh, thành phía Nam. Ảnh: QUANG TÁM

Một cụ bà góp ít gạo và quả bí xanh làm quà cho đồng bào TP HCM . Ảnh: VĨNH GIA
Một cụ bà góp ít gạo và quả bí xanh làm quà cho đồng bào TP HCM . Ảnh: VĨNH GIA
Trong số những người đóng góp ủng hộ người dân TP HCM còn có cả người nghèo. Chị Dung kể khi đến nhận quà ở thôn Quyết Tiến, xã Thạch Môn, huyện Thạch Hà, một cụ bà mang theo mấy cân gạo đến gặp đoàn thiện nguyện nói: "Mấy bữa ni xem đài thấy bà con trong nớ gặp khó khăn nên thương lắm! Của ít lòng nhiều, bà nghèo, chỉ có ít cân gạo gửi cho bà con".
Công việc của chị Võ Thị Huệ, thành viên nhóm thiện nguyện, là đến các vườn bí của người dân để xem chất lượng, nếu được sẽ báo cho nhóm đưa xe tới thu mua mang về. Tiền mua bí là của các nhà hảo tâm đóng góp và một phần của các thành viên trong nhóm. "Thấy người dân trong đó đang vất vả chống dịch Covid-19, em nghĩ họ cũng như người thân của mình đang gặp khó khăn. Chỉ mong sao bà con sớm chiến thắng dịch bệnh" - chị Huệ bày tỏ.
Anh Lê Ngọc Doãn - Giám đốc Công ty Du lịch Việt Holiday, người đứng ra phát động quyên góp và tiếp nhận hỗ trợ tại điểm Trường Mầm non Đồng Môn cơ sở 2 - cho biết đã quyên góp được hơn 10 tấn nông sản các loại. "Cũng may là chúng tôi đã kết nối được với một nhóm thiện nguyện tại TP HCM để vận chuyển và phân phối số quà này đến tay bà con trong đó" - anh Doãn phấn khởi.
Có gì giúp nấy
Hôm 13-7, chuyến xe đầu tiên chở gạo, củ quả, thực phẩm chế biến... của người dân xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã lăn bánh để kịp vào hỗ trợ người dân TP HCM và các tỉnh lân cận đang có dịch. Từ khi nghe tin dịch bệnh bùng phát trên diện rộng ở các tỉnh, thành phía Nam, người dân xã Quảng Phú đã kêu gọi nhau, ai có gì ủng hộ đó để tiếp viện.
Bà Phạm Thị Chiện (ngụ thôn Xuân Tùy, xã Quảng Phú) là một trong nhiều người đóng góp đầu tiên, mang gạo, ớt, đậu phộng... đến điểm tập kết rau củ quả của thôn để bà con trong Nam sớm nhận được.
Người góp bao gạo, người góp vài trái bí, dăm bó rau muống, vài quả trứng gà...; nhiều người còn góp tiền để mua 200 hộp đựng dưa muối và nhiều thực phẩm, sản vật khác của địa phương, mong giúp được đồng bào miền Nam đến đâu hay đến đó.
Chị Hoàng Thị Quỳnh Dao (29 tuổi; ngụ thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền) bày tỏ: "Vùng quê chúng tôi nhiều năm ngập lụt, nhiều gia đình bị thiệt hại nặng, cuộc sống khi ấy rất khó khăn. Chúng tôi được đồng bào miền Nam cứu trợ rất nhiều. Vậy nên, đây là lúc chúng tôi đáp nghĩa". 
(Còn tiếp)

Gửi cá vào siêu thị 0 đồng

CLB Xe bán tải Đà Nẵng (PDC) - từng thực hiện các hoạt động cứu trợ tại Đà Nẵng khi dịch bùng phát đợt 2 tại TP này vào cuối tháng 7 năm ngoái - đã nhanh chóng triển khai chương trình hỗ trợ người dân vùng dịch của TP HCM, với tên gọi "Chung tay cùng TP HCM đẩy lùi Covid-19". Chương trình bắt đầu thực hiện vào ngày 10-7, phần lớn kinh phí do thành viên trong CLB đóng góp, chủ yếu dùng mua thực phẩm. Cá nục là mặt hàng đầu tiên được chọn mua.

Anh Bùi Minh Việt, phó chủ nhiệm CLB, cho rằng hiện các khu cách ly, phong tỏa ở TP HCM rất cần nguồn thực phẩm tươi sống, nhất là những thực phẩm được đóng gói kỹ càng, bảo đảm nguồn gốc, xuất xứ. Chính vì thế, các thành viên CLB đã ra cảng cá Thọ Quang, liên hệ các vựa cá để mua được cá nục tươi từ tàu ngư dân vừa cập bờ. Sau khi chọn được cá, họ lại đưa đến Công ty Thủy sản Đà Nẵng để thực hiện khâu sơ chế, cấp đông và đóng gói miễn phí từng ký.

Ngày 16-7, PDC đã chuyển chuyến hàng đầu tiên của mình với 17 tấn cá nục vào đến TP HCM. Hội Tình nguyện chung tay vì cộng đồng cùng Đội phản ứng nhanh CLB Xe bán tải TP HCM đã tiếp nhận và phân phối cho các siêu thị 0 đồng tại nhiều quận, huyện. "Hy vọng khi nhận được những phần cá này, bà con sẽ cảm thấy ấm lòng. Dù giá trị của những phần quà này không lớn nhưng đó là tấm lòng chia sẻ khó khăn của chúng tôi, mong muốn góp phần cùng TP HCM vượt qua đại dịch" - anh Việt bày tỏ.

Cùng với chuyến cá nghĩa tình nói trên, PDC cũng liên hệ mua 1.200 thùng mì gói tại TP HCM để bổ sung lượng hàng hóa ở các siêu thị 0 đồng. PDC cũng đã liên hệ mua 10 tấn rau củ quả, vận chuyển từ Đà Lạt xuống TP HCM, các thành viên của CLB Xe bán tải tại TP HCM chuyển đến các siêu thị 0 đồng. Anh Việt còn cho hay thông qua các đầu mối hàng hóa, một số anh em là chủ doanh nghiệp - thành viên của PDC - đã vận động quyên góp được 10 tấn củ quả từ các nhà vườn ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Chuyến hàng này dự kiến sẽ xuất phát đi TP HCM vào ngày 17-7.

Vĩnh Gia - Quang Tám - Bích Vân (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
Nơi biên giới có vườn địa đàng

Nơi biên giới có vườn địa đàng

Giữa bạt ngàn mây trắng ấy, ngôi làng thiên đường hiện ra nhỏ bé mà bừng sáng và chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Ngôi làng ấy vẫn nguyên thủy bản thể như thế bất chấp làn sóng hiện đại đã phủ xuống khắp nơi.