Chuyện chưa kể về trại Phong Quy Hòa-Kỳ cuối: Từ Quy Hòa ngắm nhìn vũ trụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gần 100 năm trước, khi linh mục Paul Maheu lập nên làng phong để chữa bệnh, ít ai nghĩ rằng thung lũng Quy Hòa ngày nay lại là nơi hội tụ của những thiên tài toán học, vật lý, hóa học hàng đầu thế giới, trong đó có những người từng đoạt giải Field, Nobel...


Họ đến Quy Hòa, nơi có những bệnh nhân phong đau khổ, để phóng tầm mắt nhìn vào vũ trụ với bao mơ ước của con người...

Thung lũng hút khách

 

Tổ hợp không gian khoa học rộng 3,8ha đang được gấp rút hoàn thành sẽ là điểm nhấn ấn tượng của Quy Hòa trong việc thu hút nhân tài khoa học và du lịch.
Tổ hợp không gian khoa học rộng 3,8ha đang được gấp rút hoàn thành sẽ là điểm nhấn ấn tượng của Quy Hòa trong việc thu hút nhân tài khoa học và du lịch.

Lật lại tấm ảnh cũ ố vàng do các linh mục ở giáo xứ Quy Hòa chụp năm 1940, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng về sự đổi thay ở trại phong Quy Hòa.

Những mái nhà tranh vách đất, những nhà tường vôi lô nhô giữa thung lũng hoang vắng dành cho các bệnh nhân đã không còn nữa.

Thay vào đó là bộ mặt khang trang ngày nay của trại nhờ sự đóng góp của những con người trong trại phong này.

Đứng trên đỉnh đồi Suối Tiên nhìn xuống, Quy Hòa giờ đây là một khoảng xanh bao la với dừa và những hàng thông cao vút. Ngay giữa làng, một mái vòm nhô lên cong vòng là hình hài của Tổ hợp không gian khoa học đầu tiên tại Việt Nam đang được định hình.

Ông Huỳnh Văn Dũng, một bệnh nhân bị bệnh phong, đẩy chiếc xe chở nước ngọt, thuốc lá dạo quanh bờ biển để bán cho du khách.

Ông nói rằng những năm gần đây Quy Hòa đã trở thành điểm đến của khách thập phương, tây ta đều có. Sự thay đổi này đã giúp người dân trong làng Quy Hòa dễ làm ăn hơn. Họ bắt đầu học buôn bán và làm dịch vụ du lịch.

Theo ông Dũng, làng Quy Hòa là câu chuyện dài và trầm tích của nó ngót nghét cả trăm năm nhưng chưa có hướng dẫn viên nào lột tả được hết điều đó để du khách thấm thía.

“Mỗi ngôi nhà, mỗi phân xưởng, mỗi hàng cây, góc phố tại đây đều là chứng nhân của một thời đau khổ. Nếu những người già trong làng chịu khó kể câu chuyện về Quy Hòa, tôi nghĩ đây là những câu chuyện rất đáng nghe đối với du khách.

Phong cảnh đẹp, sự yên bình, biển xanh của Quy Hòa chỉ là phần xác, còn phần hồn là những chứng tích, những câu chuyện đau thương một thời của những người bị bệnh phong cùi” - ông Dũng nói.

Quy Hòa được chọn

 

Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành được xây dựng ở Quy Hòa.
Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành được xây dựng ở Quy Hòa.

Bước ra khỏi bức tường ngăn cách bệnh viện phong và khu dân cư bên ngoài, ngay gần nghĩa trang Quy Hòa là tòa nhà tráng lệ do hai kiến trúc sư người Pháp Jean Francois Milou và Thomas Rouyrre thiết kế với mục đích mang đến một không gian hội nghị, nghiên cứu và nghỉ dưỡng nhiều tiện ích cho giới khoa học.

Khu nhà được ví như “thánh đường” của khoa học, giáo dục và chắp cánh cho những ước mơ tri thức, cũng là tâm huyết cả đời của giáo sư Trần Thanh Vân - một người con ưu tú của đất Việt, cha đẻ của dự án ICISE (Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành).

Ngay bên cạnh dự án ICISE là một công trình kỳ vĩ không kém, đó là Tổ hợp không gian khoa học rộng 3,8ha đang được gấp rút hoàn thành.

Tổ hợp này gồm ba bộ phận: nhà mô hình vũ trụ, bảo tàng khoa học và đài quan sát thiên văn phổ thông. Một ngày không xa, đứng từ đây qua kính viễn vọng, du khách có thể phóng tầm mắt mình nhìn các vì sao xa trong vũ trụ.

Lý giải về việc chọn thung lũng Quy Hòa làm nơi đặt dự án ICISE và Tổ hợp không gian khoa học, ông Hồ Quốc Dũng - chủ tịch UBND tỉnh Bình Định - cho rằng đây là tâm huyết cuối đời của vợ chồng giáo sư Trần Thanh Vân và cũng là cơ duyên cho Bình Định.

Sau khi khảo sát từ Quảng Bình đến Ninh Thuận thì giáo sư Vân quyết định chọn Quy Hòa. Bởi nơi đây hội tụ đủ các yếu tố có ba bên núi rừng bao phủ, mặt trước có biển xanh rất phù hợp cho một mùa hè để các giáo sư trên khắp thế giới đến đây.

Giáo sư Vân mong muốn đưa khoa học Việt Nam phát triển ngang bằng với thế giới nên phải đầu tư, thu hút đầu tư, nhân tài và đào tạo trẻ. Trong năm 2016 đã có 1.600 nhà khoa học, trong đó có năm nhà khoa học đoạt giải Nobel đến thăm Quy Hòa.

Cũng theo ý tưởng của giáo sư Vân và kiến trúc sư người Pháp Jean Francois Milou, sau này ICISE và Tổ hợp không gian sẽ thông nhau và tạo thành một khu đô thị dành cho khoa học và phát triển du lịch.

Khu đô thị khoa học này sẽ là nơi thu hút các nhà khoa học trẻ người Việt trên khắp thế giới quay về và được các giáo sư đỡ đầu nghiên cứu.

Bên cạnh việc nghiên cứu khoa học, Tổ hợp không gian chính là nơi khoa học hiện diện một cách thực tiễn mà du khách có thể chạm đến thành quả của khoa học.

“Chúng tôi kỳ vọng đây sẽ là khu đô thị khoa học của vùng Đông Nam Á. UBND tỉnh đã dành cho khu vực này gần 100ha và tiếp tục xây dựng các công trình vui chơi, giải trí gắn liền với nhà mô hình vũ trụ, bảo tàng khoa học và đài quan sát thiên văn phổ thông để thu hút khách du lịch.

 

Riêng với làng phong Quy Hòa, ông Hồ Quốc Dũng cho rằng mọi thứ vẫn phải giữ nguyên nếp cũ từ những ngôi nhà có kiến trúc cổ xưa đến bệnh viện, nhà thờ... nhưng cũng cần sắp xếp lại một số vị trí để bà con ổn định đời sống hơn.

Ông Dũng hi vọng đời sống bệnh nhân và con em của họ sẽ được nâng lên khi vùng đất này chuyển động. Làng phong sẽ là điểm nhấn về du lịch Quy Hòa.

Và điều đặc biệt là con em các bệnh nhân cũng sẽ có công ăn việc làm ngay trong trung tâm với một trình độ phù hợp. Hiện nay có nhiều con em bệnh nhân trong làng Quy Hòa đang làm việc để xây dựng quần thể khoa học này nhưng chủ yếu là lao động chân tay.

“Tôi sẽ gắng sức giúp người dân làng phong chuyển mình sang làm dịch vụ. Có như vậy Quy Hòa mới nhanh chóng đổi thay” - ông Dũng nói.

Với các nhà khoa học trên thế giới, chúng tôi chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện thuận lợi nhất để họ có thể lưu trú tại đây hằng tháng cùng gia đình và người thân.

Quần thể kiến trúc khoa học tiện lợi, bờ biển đẹp, yên tĩnh sẽ giữ chân họ. Chắc chắn các nhà khoa học trên khắp thế giới sẽ có ấn tượng với Quy Nhơn sau khi đặt chân đến Quy Hòa” - ông Dũng chia sẻ.

TS Trần Thanh Sơn, phó giám đốc ICISE, kể rằng khi biết Quy Hòa là nơi có làng phong với hàng ngàn bệnh nhân của ngày trước, đặc biệt là các cha xứ, nữ tu từ Pháp, Đức qua đây dâng hiến đời mình để cứu giúp các bệnh nhân, giáo sư Trần Thanh Vân đã nói: “Tôi chọn Quy Hòa để đặt ICISE và tổ hợp không gian không chỉ vì vị trí lý tưởng của nó mà còn vì nơi đây là mảnh đất có tình người”.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.