Chuột tàn phá mùa màng ở Đak Tơ Pang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gần 1 năm nay, chuột tàn phá mùa màng tại xã Đak Tơ Pang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Sự việc khiến chính quyền xã này phải phát động phong trào “Người người diệt chuột, nhà nhà diệt chuột”.


Chuột tàn phá cây trồng

Chỉ cần nghe nhắc đến chuột là anh Đinh Văn Giác (làng Kpiêu Kông) đã thấy ngán ngẩm. Anh cho hay, xã có 3 làng thì làng nào cũng có tổ diệt chuột. Chỉ trong 1 ngày đêm, mỗi tổ diệt chuột (20 người/tổ) đã bắt được khoảng 1.000 con. Trong khoảng 10 ngày trở lại đây, các làng đã tiêu diệt gần 20.000 con chuột. Tuy nhiên, chuột vẫn sinh sôi theo cấp số nhân.

“Chỉ trong vòng hơn 10 ngày, đám bắp 3 ha của tôi bị chúng ngốn sạch; 2,2 ha mì trồng thay thế giờ cũng đã bị chuột cắn phá, thiệt hại quá nửa”-anh Giác nói.

Anh Đinh Tí (làng Brăng, xã Đak Tờ Pang) cho biết, dù thu hoạch sớm hơn 1 tháng, nhưng 1 ha mì của gia đình anh thu chưa đầy 6 tấn, bị thiệt hại quá nửa do chuột phá hoại. Ảnh: Minh Nguyễn
Anh Đinh Tí (làng Brăng, xã Đak Tơ Pang) cho biết, dù thu hoạch sớm hơn 1 tháng nhưng 1 ha mì của gia đình anh thu chưa đầy 6 tấn, bị thiệt hại quá nửa do chuột phá hoại. Ảnh: Minh Nguyễn

Trên đường dẫn chúng tôi vào nơi đặt bẫy chuột, anh Giác dừng xe trước đám bắp ven đường, bẻ cho chúng tôi xem từng trái bắp chỉ còn lại cùi do bị chuột cắn nham nhở.

Đi cùng chúng tôi, anh Đinh Poch (làng Kpiêu Kông) thở dài ngao ngán: “Lúc mới gieo thì chúng ăn hạt giống, cây lớn lên khoảng 3-4 lá thì chúng cắn ngang thân, cây nào ra được trái thì càng trở thành món khoái khẩu của chúng, không cách nào giữ nổi. Rình bắt đến 2-3 giờ sáng may mắn lắm thì 1 ha còn thu được vài bao. Giờ đã đến mùa đậu xanh, bắp, lúa mà chẳng nhà nào dám xuống giống. Đến cả cây keo non, keo già chúng cũng gặm tất”.

Còn anh Đinh Tí (làng Brăng) đang nhổ mì bên đường chia sẻ: Gia đình anh còn may mắn vì chỉ bị chuột phá hơn phân nửa diện tích. Sợ để lâu chẳng còn gì để thu hoạch nên vợ chồng anh tranh thủ nhổ sớm gần 1 tháng so với mùa vụ. Nhưng với 1 ha này, năm nay, anh chỉ thu chưa đầy 6 tấn mì thay vì 12-13 tấn như vụ trước.

Không chỉ đào bới gốc ăn củ, chuột còn cắn phá đọt mì non. Ảnh: Minh Nguyễn
Không chỉ đào bới gốc ăn củ, chuột còn cắn phá đọt mì non. Ảnh: Minh Nguyễn

Ông Võ Trọng Khương-Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Đak Tơ Pang-cho hay: Cách đây hơn 4 tháng, 6,5 ha keo lá tràm của gia đình ông cũng bị lũ chuột “viếng thăm”. Nhìn hơn 7.000 cây giống bị chuột cắn ngang không sót một cây, ông vừa tức giận vừa xót xa. Tính tiền công đào hố, thuê nhân công trồng và mua cây giống, ông thiệt hại hơn 70 triệu đồng. Hiện giờ, ông đang tiếp tục bỏ ra 12 triệu đồng đặt mua cây giống mới nhưng chưa dám trồng.

Nhà nhà diệt chuột

Anh Poch kể, chỉ cần lấy miếng mì khô làm mồi nhử thì chắc chắn chuột sẽ dính bẫy. Sau khi gỡ hết 40 chiếc bẫy đặt quanh rẫy, anh Poch đổ đống chuột trong túi ra đếm. Kết quả là có đến 33 xác chuột lớn, nhỏ. “Nếu buổi tối vừa đặt bẫy vừa đi gỡ thì số chuột sẽ nhiều hơn nữa chứ không chỉ bấy nhiêu”-anh Poch cho hay.

Chỉ với 40 cái bẫy, anh Đinh Poch (bìa phải; làng Kpiêu Kông, xã Đak Tơ Pang) đã gỡ được 33 con chuột dính bẫy. Ảnh: Minh Nguyễn
Chỉ với 40 cái bẫy, anh Đinh Poch (bìa phải; làng Kpiêu Kông, xã Đak Tơ Pang) đã gỡ được 33 con chuột dính bẫy. Ảnh: Minh Nguyễn

Từ cuối năm 2019 đến nay, chuột sinh sôi trên địa bàn xã Đak Tơ Pang theo cấp số nhân, tàn phá cây trồng của bà con. Ủy ban nhân dân xã đã thành lập 3 tổ diệt chuột tại các làng: Đak Hway, Kpiêu Kông, Brăng. Chính quyền xã đã phát động phong trào diệt chuột trong toàn dân với phương châm: “Người người diệt chuột, nhà nhà diệt chuột”. Số đuôi chuột nộp về xã ngày một nhiều. Tuy nhiên, vẫn không thấm tháp vào đâu so với sự bùng phát, sinh sôi của chúng. Cây trồng trên rẫy của người dân vẫn bị lũ chuột phá hoại từng ngày.

Thầy Nguyễn Văn Hào-Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Lê Lợi-bộc bạch: “Từ khi xã phát động phong trào diệt chuột đến nay, các em học sinh đã nộp hơn 700 đuôi chuột, nhưng nhà trường chưa có tiền trả cho các em (1.000 đồng/đuôi). Dù vậy, chúng tôi vẫn động viên các em tiếp tục bắt chuột để bảo vệ ruộng rẫy của gia đình”.

Ông Trần Ngọc Cường-Chủ tịch UBND xã Đak Tơ Pang-thông tin: Vụ mùa 2020 và Đông Xuân 2020-2021, chuột gây hại 135,9 ha cây trồng các loại như: bắp, điều, xoài, mít, mì. Mức độ thiệt hại khoảng 30-70%, thậm chí nhiều diện tích thiệt hại 100%.

Mới đây, UBND xã tiếp tục phát động phong trào diệt chuột từ ngày 15-3 đến 31-3. Cụ thể, mỗi đoàn viên, thanh niên phải nộp về xã ít nhất 30 đuôi chuột; học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 mỗi em nộp ít nhất 10 đuôi chuột; các thành viên phụ trách thôn, làng vận động người dân bắt chuột, mỗi nhà nộp 20 đuôi. Qua đợt phát động, xã đã thu gom và tiêu hủy gần 20.000 đuôi chuột.

“Để chiến dịch diệt chuột hiệu quả hơn, xã đã bố trí kinh phí hỗ trợ người dân bằng hình thức thu mua với giá 1.000 đồng/đuôi chuột. Ngoài kinh phí của địa phương, xã cũng đề nghị huyện hỗ trợ 30 triệu đồng để thu mua đuôi, mua bẫy, bả diệt chuột sinh học nhằm hỗ trợ người dân tiếp tục diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng; khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích diệt chuột”-ông Cường cho biết.

MINH NGUYỄN

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.