Chuẩn bị nguồn vật liệu thi công cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đắk Lắk đã xác định 78 vị trí bãi thải, mỏ đất, mỏ đá, mỏ cát, trạm trộn phục vụ thi công dự án thành phần 3 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.
Ảnh minh họa: Vũ Quang/TTXVN

Ảnh minh họa: Vũ Quang/TTXVN

Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk cho biết đã xác định 78 vị trí bãi thải, mỏ đất, mỏ đá, mỏ cát, trạm trộn phục vụ thi công dự án thành phần 3 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.

Cụ thể, gồm: 15 vị trí bãi đổ vật liệu thừa; 11 mỏ đất đắp; 24 vị trí mỏ đá; 14 vị trí mỏ cát và 14 vị trí trạm trộn bêtông nhựa, bêtông ximăng.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk yêu cầu chủ đầu tư dự án chỉ được thực hiện việc đổ thải, khai thác mỏ vật liệu xây dựng khi phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất và theo quy định của pháp luật về đất đai, khoáng sản, môi trường và pháp luật khác có liên quan.

Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột có chiều dài khoảng 117,5km, chia thành 3 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 21.935 tỷ đồng.

Theo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (Chủ đầu tư Dự thành phần 3 ): Dự án thành phần 3 thuộc Dự án xây dựng đường cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 có chiều dài khoảng 48 Km, điểm đầu tại Km 69+500 thuộc địa bàn huyện Ea Kar, điểm cuối tại Km 117+500 thuộc địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

Dự án được đầu tư với quy mô 4 làn xe phân kỳ, mặt cắt ngang nền rộng 17m, tốc độ khai thác 80 km/giờ, tốc độ thiết kế 100 km/giờ. Riêng đối với làn dừng khẩn cấp được bố trí không liên tục với khoảng cách 4-5km một vị trí, bảo đảm an toàn khai thác.

Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột - dự án thành phần 3 có tổng mức đầu tư 6.485 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 1.588 tỷ đồng; chi phí xây dựng, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khai thác và dự phòng phí là 4.897 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện dự án, công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2027.

Để kịp thời gian khởi công dự án (dự kiến vào đầu tháng 6/2023), hiện nay các địa phương có Dự án thành phần 3 đi qua đang tích cực triển khai việc giải phóng mặt bằng.

Cụ thể, huyện Ea Kar đã triển khai thông báo thu hồi đất đạt 70% khối lượng, đang tổ chức kiểm đếm, công tác trích lục đã đạt khoảng 70% khối lượng và công tác kiểm đếm được khoảng 40%.

Huyện Krông Pắc đã triển khai thông báo thu hồi đất đối với các hộ gia đình cá nhân đạt 95%, công tác trích lục đạt được khoảng 60% và công tác kiểm đếm được khoảng 70%.

Huyện Cư Kuin đang làm thủ tục thiết kế kỹ thuật đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính đối với phạm vi tuyến, công tác kiểm đếm được khoảng 25%.

Có thể bạn quan tâm

Festival Hoa Đà Lạt diễn ra trong 1 tháng

Festival Hoa Đà Lạt diễn ra trong 1 tháng

Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng khẳng định Festival Hoa Đà Lạt không chỉ là ngày hội của nhân dân các dân tộc tỉnh Lâm Đồng, mà còn là nơi gặp gỡ của du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo của Đà Lạt.

Việt Nam lọt top các quốc gia đáng du lịch nhất thế giới

Việt Nam lọt top các quốc gia đáng du lịch nhất thế giới

Trong bảng xếp hạng 20 nước tốt nhất thế giới 2024 dành cho khách du lịch do tạp chí du lịch Mỹ - Condé Nast Traveler tổng hợp, Việt Nam ở vị trí 15 với 89 điểm. Từ điểm đến đáng chú ý, giờ đây, Việt Nam đã trở thành điểm đến mà du khách quốc tế đáng để ghé thăm.

Những cánh đồng hoa 'biến mất' giữa mùa đẹp nhất Hà Nội

Những cánh đồng hoa 'biến mất' giữa mùa đẹp nhất Hà Nội

Những vùng trồng cúc họa mi nổi tiếng của Hà Nội đối mặt vụ mùa thất bát, phần lớn diện tích trồng cúc họa mi chuẩn bị cho thu hoạch mất trắng vì đợt mưa lũ kỷ lục vừa qua. Thung lũng hoa Hồ Tây vốn là điểm check-in yêu thích trong mùa thu Hà Nội cũng chẳng còn hoa khoe sắc.