Chữa ngứa bằng hơn 40 con kiến ba khoang, nam thanh niên nhập viện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nam thanh niên 25 tuổi nhập viện trong tình trạng cơ thể có nhiều mảng trợt loét, chảy dịch sau khi bôi một loại thuốc tự "chế" bằng kiến ba khoang.

Khoảng một tuần trước khi nhập viện, nghe theo lời khuyên của hàng xóm, mẹ bệnh nhân đã "chế" ra một loại thuốc từ kiến ba khoang để bôi cho con với hy vọng sẽ khỏi bệnh.

Nam bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nhiều vùng da bị tổn thương nghiêm trọng
Nam bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nhiều vùng da bị tổn thương nghiêm trọng

Theo mẹ bệnh nhân, bà mất gần 1 ngày để tìm bắt khoảng 40 con kiến ba khoang, sau đó sao khô, giã nát số kiến ba khoang này rồi trộn với một loại dung dịch thuốc mỡ tra mắt. Khi "chế" ra thành phẩm, bà đã bôi "thuốc" này lên vùng da bị ngứa cho người con trai.

Tuy nhiên, bôi "thuốc" hơn 1 ngày, vùng da càng sưng đỏ, đau rát, sau đó xuất hiện hoại tử ở nhiều vùng trên cơ thể, đặc biệt là da vùng mông và đùi.

Bác sĩ Dương Thị Thúy Quỳnh, Khoa Điều trị bệnh da nam giới, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết bệnh nhân vào viện trong tình trạng nhiều vùng da hoại tử, lở loét, có tình trạng chảy dịch da vùng sinh dục, chân, tay và vùng mông. Bệnh nhân được chẩn đoán bị ghẻ và viêm da tiếp xúc kích ứng, tổn thương da nghiêm trọng.

Theo nam bệnh nhân, anh bị ngứa hơn 5 tháng nay nhưng bản thân chỉ mua thuốc tự chữa hoặc chữa ngứa bằng các biện pháp dân gian. Tình trạng ngứa chỉ đỡ chứ không khỏi. Gần đây do ngứa nhiều hơn nên mẹ bệnh nhân đã tìm kiếm phương pháp thuốc mới để chữa cho con.

Bác sĩ Quỳnh cho biết hiện bệnh nhân đang được chăm sóc tổn thương da tại chỗ bằng dung dịch kháng khuẩn, kháng sinh và điều trị toàn thân, chữa bệnh ghẻ. Hy vọng trong 1-2 tuần tới, tình trạng bệnh nhân sẽ cải thiện đáng kể, giảm đau rát và da có thể lành lại.

Theo bác sĩ Quách Thị Hà Giang, Trưởng Khoa Điều trị bệnh da nam giới, Bệnh viện Da liễu Trung ương, ban đầu nam bệnh nhân chỉ có một số triệu chứng như mẩn ngứa, mụn nước, vết đỏ ở vùng bẹn, do bị ghẻ và nấm da.

Đây là bệnh lý da đơn giản, điều trị một thời gian là khỏi. Tuy nhiên, người bệnh đã tự chữa theo truyền miệng dẫn đến tổn thương nghiêm trọng trên da.

Các bác sĩ cho biết độc tố trong kiến ba khoang rất mạnh, có thể làm tổn thương da người (bỏng da, viêm da). Loài côn trùng này không cắn hoặc chích mà chất độc này được giải phóng ra khi kiến bị tác động hoặc bị chà xát hay bị giết.

Vùng da chân bệnh nhân bị kích ứng sau khi bôi "thuốc" chế từ kiến ba khoang
Vùng da chân bệnh nhân bị kích ứng sau khi bôi "thuốc" chế từ kiến ba khoang

Khi da tiếp xúc với dịch kiến ba khoang, bệnh nhân cảm thấy hơi ngứa rát, căng da, biểu hiện đỏ một vùng da, sau 6-12 giờ sẽ thành một đám hơi nề, đỏ cộm thành vệt, trên đó nổi những mụn nước to nhỏ. Sau từ 1-3 ngày sau sẽ hình thành phỏng nước, phỏng mủ. Lúc này cảm giác đau, rát càng tăng.

"Bệnh viện tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang, nhưng đây là trường hợp đầu tiên bị viêm da do chủ động dùng kiến ba khoang để chữa ngứa"- bác sĩ Giang nói.

Bác sĩ Giang khuyến cáo, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên da, người dân nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị đúng cách. Tuyệt đối không tự điều trị theo các bài thuốc chưa được kiểm chứng.

Theo N.Dung (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).