Chưa biết chữ, học sinh lớp 1 học trực tuyến thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ GD-ĐT chỉ đạo các trường chỉ tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1 khi nhà trường đảm bảo đủ điều kiện dạy học, gia đình học sinh sẵn sàng các điều kiện để phối hợp với giáo viên.

Bộ GD-ĐT vừa gửi các địa phương công văn hướng dẫn triển khai năm học đối với cấp tiểu học năm học 2021-2022, trong đó lưu ý việc tổ chức dạy học với lớp 1, lớp 2 trong bối cảnh học sinh không thể đến trường.

Theo đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu việc tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1, lớp 2 phải đảm bảo phù hợp với tâm lý lứa tuổi.


 

 Bộ GD-ĐT chỉ đạo chỉ tổ chức dạy học trực tuyến với lớp 1 khi nhà trường đảm bảo đủ điều kiện dạy học
Bộ GD-ĐT chỉ đạo chỉ tổ chức dạy học trực tuyến với lớp 1 khi nhà trường đảm bảo đủ điều kiện dạy học.


Các trường chỉ tổ chức dạy học trực tuyến với lớp 1 khi nhà trường đảm bảo đủ điều kiện dạy học về cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm, học liệu dạy học trực tuyến. Giáo viên phải được tập huấn dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1, 2.

Trong khi đó, gia đình học sinh được cung cấp đầy đủ thông tin về lịch học và sẵn sàng các điều kiện để phối hợp cùng giáo viên hỗ trợ cho học sinh trong quá trình học trực tuyến tại nhà.

Bên cạnh đó, thời khóa biểu cần thiết kế phù hợp với lứa tuổi, không gây áp lực cho học sinh, tập trung tối đa cho hai môn toán, tiếng Việt.

Theo hướng dẫn của bộ, những nơi không đủ điều kiện dạy học trực tuyến sẽ tổ chức dạy hoc qua truyền hình dành cho học sinh thông qua chuyên mục dạy Tiếng Việt lớp 1 phát sóng trên VTV7.

Giáo viên sử dụng các bài giảng trong chuyên mục này để gửi phụ huynh học sinh thông qua cac ứng dụng phổ biến, hướng dẫn học sinh chủ động học tập tại nhà.

Đối với học sinh lớp 3 đến lớp 5, Bộ GD-ĐT yêu cầu các Sở chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục sử dụng hiệu quả kho học liệu sẵn có và tổ chức xây dựng kho học liệu bổ sung sẵn sàng tổ chức dạy học bằng các phương án phù hợp với từng đối tượng trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, đảm bảo thực hiện theo phương châm "tạm dừng đến trường nhưng không dừng học tập".

Thực hiện sắp xếp các chủ đề học tập, xác định các nội dung có thể tổ chức dạy học trực tuyến hoặc hướng dẫn cho học sinh tự học. Tổ chức dạy học qua truyền hình, dạy học trực tuyến đảm bảo yêu cầu cần đạt của chương trình, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, kỹ năng của giáo viên và khả năng tiếp thu, lĩnh hội và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh.

Theo Yến Anh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 96/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15-7-2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Hơn 170 giáo viên, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Đak Pơ diễn tập phòng cháy chữa cháy

Hơn 170 giáo viên, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Đak Pơ diễn tập phòng cháy chữa cháy

(GLO)- Ngày 28-4, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH, Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Dân tộc nội trú (huyện Đak Pơ) tổ chức tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và CNCH, thực tập phương án chữa cháy năm 2025.

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.