Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến doanh nghiệp ký biên bản ghi nhớ trị giá tỉ đô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chủ tịch nước và lãnh đạo nhiều bộ, ngành chứng kiến ​​ký kết biên bản ghi nhớ giữa Công ty Cổ phần Chân Mây LNG và General Electric, Excelerate Energy của Mỹ để phát triển dự án Chân Mây LNG (4.800 MW) tại Thừa Thiên Huế.

Bên lề phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 76, tại New York (Mỹ), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Tập đoàn Excelerate Energy (EE), General Electric (GE) cùng GenX, Blackstone (Asia Group) vào ngày 22-9.
 

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa CML và đối tác Mỹ - Ảnh: Thế Dũng
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa CML và đối tác Mỹ. Ảnh: Thế Dũng


Tiếp đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ và Chủ tịch Amcham đã chứng kiến ​​ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Công ty Cổ phần Chân Mây LNG (CML - Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng) và GE, EE để phát triển dự án Chân Mây LNG (4.800 MW) tại Thừa Thiên Huế.

Biên bản ghi nhớ với EE trị giá 800 triệu USD này để hợp tác và phát triển dự án Chân Mây LNG và cơ hội tiềm năng sử dụng FSRU (Đơn vị điều chỉnh lưu trữ nổi) của EE.

Bên cạnh đó, CML cũng đã ký Biên bản ghi nhớ với GE trị giá 2,4 tỉ USD để hợp tác và phát triển dự án Chân Mây LNG và cơ hội tiềm năng sử dụng tuabin và máy phát điện của GE.

GE, công ty dẫn đầu thế giới về tuabin và Máy phát điện, sẽ cung cấp các tuabin sử dụng năng lượng LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) và hydro có hiệu quả năng lượng tiên tiến nhất, cũng như cung cấp tài chính để phát triển của dự án.

Dự án sẽ được phát triển với tư cách là nhà phát triển IPP và nhà cung cấp LNG dài hạn cho dự án. EE là công ty dẫn đầu thế giới về FSRU (Đơn vị tái hóa khí và lưu trữ nổi) với khối lượng LNG cung cấp hàng năm là 30 triệu mét khối đến các trạm nhập khẩu LNG trên toàn thế giới, sẽ làm việc với CML để xác định và phát triển thị trường phân phối khí, công nghệ tái hóa khí hiệu quả, giải pháp phân phối khí.

CML đã và đang đi tiên phong trong việc phát triển và đầu tư dự án Chân Mây LNG là dự án điện LNG 4.800 MW đặt tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo Biên bản ghi nhớ ký kết với Thừa Thiên Huế, và với sự hỗ trợ của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) từ cuối năm 2019.

Bà Trần Thị Hương Hà, Chủ tịch CML, cho biết lễ ký kết Biên bản ghi nhớ ngày hôm nay đánh dấu một cột mốc quan trọng cho sự hợp tác và cam kết giữa một công ty Việt Nam và các công ty Mỹ trong việc phát triển lĩnh vực LNG của Việt Nam nói chung và dự án CML nói riêng.

Dự án sẽ không chỉ giúp nền kinh tế Việt Nam giảm thải carbon cùng với việc đáp ứng được nhu cầu năng lượng ngày càng tăng mà còn giúp mở ra cơ hội thu hút hàng trăm tỉ đôla vốn FDI đầu tư vào Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế trong tương lai gần.

GE và EE cũng khẳng định tính khả thi của dự án Chân Mây LNG tại Khu kinh tế Chân Mây.

Thế Dũng từ New York, Mỹ
(Dẫn nguồn NLĐO)


 

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

(GLO)-Niên vụ ép mía 2024-2025 dù gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, bảo hiểm giá thu mua… Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai về đích sớm so với kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng mía. 

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

(GLO)- Chi cục Thuế khu vực XIV vừa có Công văn gửi các doanh nghiệp, tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông về việc tuyên truyền Nghị định số 82/2025/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025.

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Gian nan thử sức

Gian nan thử sức

Ở thời điểm này, có lẽ câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức" là đúng nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp cho VN.