Chư Sê có hơn 2.300 hộ thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 23-11, đoàn công tác của Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai đã đi khảo sát tình hình đời sống của người dân tộc thiểu số (DTTS) thoát nghèo giai đoạn 2019-2022 tại xã Kông Htok và huyện Chư Sê.
Đoàn khảo sát tại gia đình chị Rơ Châm Thoan, làng Diếp, xã Kông Htok, huyện Chư Sê. Ảnh: Đinh Yến

Đoàn khảo sát tại gia đình chị Rơ Châm Thoan, làng Diếp, xã Kông Htok, huyện Chư Sê. Ảnh: Đinh Yến

Đoàn khảo sát do bà Đỗ Thị Hương Lan-Phó Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh làm trưởng đoàn. Đi cùng đoàn có đại diện các thành viên ban Dân tộc HĐND tỉnh; ông Dương Mạnh Mẫn-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Sê cùng các ban, ngành, hội, đoàn thể liên quan của huyện và hệ thống chính trị xã Kông Htok.

Đoàn đã khảo sát trực tiếp tại một số hộ thoát nghèo, tái nghèo và những hộ không có khả năng thoát nghèo tại xã Kông Htok. Đồng thời, tìm hiểu về chất lượng đời sống, khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản giảm nghèo đa chiều, thoát nghèo bền vững, giảm tối đa số hộ tái nghèo, giảm nghèo thông tin và các chính sách hỗ trợ cho người nghèo...

Ông Dương Duy Hùng-Chủ tịch UBND xã Kông Htok báo cáo với Đoàn khảo sát về tình hình hỗ trợ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đinh Yến

Ông Dương Duy Hùng-Chủ tịch UBND xã Kông Htok báo cáo với Đoàn khảo sát về tình hình hỗ trợ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đinh Yến

Báo cáo với đoàn khảo sát, ông Dương Duy Hùng-Chủ tịch UBND xã Kông Htok cho biết: Kông Htok là xã vùng I. Năm 2020, xã đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện toàn xã có 1.399 hộ, 6.451 khẩu, trong đó 1.173 hộ đồng bào DTTS, gồm 2 dân tộc chủ yếu là người Jrai và Bahnar. Từ năm 2019 đến nay, xã có 71 hộ thoát nghèo, 3 hộ tái nghèo. Nguyên nhân tái nghèo là do gia đình đông con, có người đau ốm, bệnh tật, mất sức lao động. Giá cả nông sản bấp bênh, thiếu đất sản xuất, không ổn định đã ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Một số hộ nghèo sau khi được hỗ trợ vốn, cây trồng, vật nuôi nhưng chưa phát huy hiệu quả nên nhiều hộ chưa thoát nghèo.

Cũng tại buổi khảo sát, thành viên trong đoàn đã phân tích, thảo luận, đánh giá thực chất về thu nhập, đời sống của các hộ nghèo thoát nghèo vẫn còn rất nhiều khó khăn, chưa thật sự bền vững; nhiều hộ DTTS còn thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản…

Ông Dương Mạnh Mẫn-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Sê-thông tin: Dân số toàn huyện tính đến cuối năm 2023 là 31.814 hộ, 133.253 nhân khẩu, trong đó người đồng bào DTTS là 14.219 hộ, 63.773 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 47,85% dân số toàn huyện. Từ năm 2019 đến 2022, toàn huyện có 2.315 hộ thoát nghèo, 65 hộ tái nghèo. Nguyên nhân tái nghèo là do gia đình có người ốm đau, bệnh tật đột xuất, mất sức lao động; dịch Covid-19 làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống của người dân, nhất là các hộ nghèo, cận nghèo.

Công tác giảm nghèo trong những năm qua luôn được Đảng bộ, chính quyền huyện quan tâm chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Tuy nhiên, việc cải thiện thu nhập, mức sống của người đồng bào DTTS chưa có nhiều thay đổi, nhiều hộ gia đình khi thoát nghèo vẫn có nguy cơ tái nghèo rất cao.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Đinh Yến

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Đinh Yến

Kết luận buổi khảo sát, bà Đỗ Thị Hương Lan-Phó Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh ghi nhận những khó khăn trong triển khai chương trình giảm nghèo bền vững của xã Kông Htok và huyện Chư Sê; đồng thời tiếp thu các kiến nghị của địa phương đối với tỉnh về việc triển khai các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo đã thoát nghèo ở khu vực thuộc vùng I để người dân thoát nghèo bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).