Chư Pưh: 100 chủ doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia tập huấn chương trình OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 25-8, UBND huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tập huấn Chương trình OCOP năm 2020.
Tham dự hội nghị có 100 đại biểu là chủ doanh nghiệp, trang trại, đại diện hợp tác xã, nông hội trên địa bàn huyện.
Tại buổi tập huấn, các đại biểu được giới thiệu về: Mục đích, ý nghĩa và nội dung của Chương trình OCOP; quy trình, các bước thực hiện nội dung Chương trình OCOP; công tác quản lý và cách thức tổ chức đánh giá xếp loại sản phẩm OCOP cấp huyện; Bộ tiêu chí OCOP tại Quyết định 1048/QĐ-TTg và Quyết định 781/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn chủ thể sản xuất viết câu chuyện sản phẩm; quy trình xây dựng mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc; hồ sơ về chứng nhận sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu sản phẩm, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; các khái niệm về kinh doanh, các loại hình tổ chức kinh tế cộng đồng; khái niệm về thị trường và tiếp thị; bán hàng; sản phẩm hàng hóa và sản phẩm OCOP; xây dựng phương án kinh doanh…
Tập huấn Chương trình OCOP năm 2020. Ảnh: Anh Thư
Quang cảnh hội nghị tập huấn Chương trình OCOP năm 2020. Ảnh: Anh Thư
Hội nghị tập huấn nhằm giúp các chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, nông hội hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện xác định được mục tiêu, nội dung của Chương trình OCOP. Từ đó, lựa chọn các sản phẩm có lợi thế, đặc trưng ở địa phương để xây dựng thành sản phẩm OCOP, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho nông dân.
ANH THƯ

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.