Chư Păh: Tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp và du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để cụ thể hóa mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Chư Păh lần thứ VI, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh giai đoạn 2021-2025, trong đó có 2 mục tiêu đột phá là ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp và phát triển du lịch.
 


Ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp

Để giá trị sản xuất ngành nông-lâm-ngư nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đạt hơn 3.592 tỷ đồng vào năm 2025, huyện đã xây dựng Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu phấn đấu giá trị sản phẩm nông nghiệp tăng thêm 6-8%. Chuyển hóa mục tiêu tăng trưởng này vào thực tế phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện đã bố trí nguồn vốn đầu tư 40 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách huyện là 18,25 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn khác.

Ông Nguyễn Công Sơn-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Păh (thứ 2 từ trái sang) kiểm tra mô hình trồng bắp sinh khối. Ảnh: Lê Nam
Ông Nguyễn Công Sơn-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Păh (thứ 2 từ trái sang) kiểm tra mô hình trồng bắp sinh khối. Ảnh: Lê Nam


Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lĩnh vực trồng trọt chiếm hơn 79%. Do đó, việc ưu tiên ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao vào quy trình sản xuất để nâng giá trị gia tăng lĩnh vực này, làm cơ sở hoàn thành mục tiêu tăng trưởng đề ra là hướng đi phù hợp. Vì vậy, cùng với tiếp tục thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng cà phê, lúa gạo, rau màu gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm trên thì việc lựa chọn các giống cây ăn quả có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với thổ nhưỡng từng vùng để xây dựng mô hình điểm gắn với áp dụng công nghệ tiên tiến vào quy trình chăm sóc, từ đó mở rộng diện tích được xem là bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện. Đến nay, toàn huyện có 535 ha sầu riêng, bơ, mít Thái, chuối phân bổ ở hầu hết các xã, thị trấn và có chỗ đứng trên thị trường. Diện tích cây ăn quả còn gia tăng theo xu hướng chuyển dịch những vườn cà phê kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, đưa cây ăn quả vào trồng xen với cà phê mà nông dân đang thực hiện.

Song hành cùng với việc mở rộng diện tích cây ăn quả, hàng năm, huyện bố trí vốn xây dựng và nhân rộng mô hình giống, cây trồng mới áp dụng công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường như: mô hình thâm canh cây dổi ăn hạt bằng cây ghép; thâm canh cây quýt đường theo tiêu chuẩn GAP; mô hình trồng giống bơ booth, bơ 034, mít Thái lá bàng, mít Thái chín siêu sớm. Riêng cây sầu riêng, mỗi năm sẽ xây dựng các mô hình trồng xen giống chất lượng cao Ri6, Monthong... vào vườn cà phê với tổng diện tích 30 ha. Mô hình xen canh này được người dân nhân rộng mỗi năm khoảng 100 ha. Với đà phát triển trên kết hợp với diện tích sầu riêng hiện có khoảng 200 ha, sản lượng sầu riêng của huyện cung ứng ra thị trường là không nhỏ. Để nâng cao giá trị loại trái cây hiện được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, huyện đã thành lập Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sầu riêng Hòa Phú làm đầu mối liên kết thu mua và xuất khẩu, tạo tiền đề để cây sầu riêng phát triển bền vững.

Để nâng cao giá trị kinh tế và vị thế cây ăn quả trong cơ cấu tăng trưởng kinh tế nội ngành và trên thị trường, huyện tiếp tục rà soát, xây dựng chi tiết vùng trồng cây ăn quả chất lượng cao tại địa bàn thôn, xã; khuyến khích các hộ dân thay đổi cách làm nông nghiệp từ manh mún, đơn lẻ hiện nay sang tự nguyện liên kết góp đất, dồn điền, đổi thửa hình thành vùng trồng cây ăn quả rộng lớn gắn với đẩy mạnh áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin 4.0 tạo giá trị gia tăng bền vững; xây dựng mô hình điểm ứng dụng công nghệ IOT bao gồm quan trắc môi trường tự động và giám sát nhiệt độ, độ ẩm ở vườn cây ăn quả. Trên cơ sở mối liên kết nông hộ sẽ hình thành mới các tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động chuyên về cây ăn quả; củng cố, đổi mới hoạt động 9 hợp tác xã hiện có theo hướng liên kết doanh nghiệp-hợp tác xã-người sản xuất và kênh tiêu thụ thông qua hợp đồng kinh tế và kết nối ngân hàng, tín dụng vào chuỗi sản xuất cung ứng trái cây, gạo chất lượng cao, rau, dược liệu. Đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nhóm cây ăn quả; từng bước hình thành các chuỗi kết nối bền vững từ khâu sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm vào hệ thống siêu thị, nhà hàng tại các thị trường tiềm năng trong nước và xuất khẩu. Khuyến khích doanh nghiệp liên doanh, liên kết trực tiếp với các đối tác nước ngoài để đầu tư phát triển vùng cây ăn quả theo chuỗi giá trị từ khâu bảo quản, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu trái cây tươi. Xúc tiến xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cây ăn quả.

Phấn đấu trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn

Thủy điện Ia Ly, núi lửa Chư Đang Ya, hàng thông Biển Hồ chè, thác Công Chúa, núi Chư Nâm là những thắng cảnh để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách nhờ vẻ đẹp kỳ vĩ và lãng mạn. Đặc biệt, núi lửa Chư Đang Ya được tổ chức Vietkings bình chọn là điểm đến lý tưởng nhất Gia Lai. Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya được huyện tổ chức hàng năm thu hút rất đông du khách đến tham quan, vui chơi. Lượng khách đến tham quan điểm du lịch sinh thái làng Phung và làng Kép 1 (xã Ia Mơ Nông), thác Công Chúa, Thủy điện Ia Ly… tăng từng năm. Du lịch Chư Păh còn có không gian văn hóa cồng chiêng và lễ cúng nhà rông, mừng chiến thắng, mừng lúa mới, lễ bỏ mả, cúng giọt nước; nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở làng Phung, làng Kép; nghề đan lát truyền thống, chế tác nhạc cụ, tạc tượng gỗ; nhà rông vẹn nguyên nét hoang sơ, cổ kính nằm cạnh những tán rừng xã Hà Tây; ngôi chùa Bửu Minh kiến trúc độc đáo ở xã Nghĩa Hưng; tịnh xá Ngọc Như ở thị trấn Phú Hòa; nhà thờ HBâu nằm dưới chân núi lửa Chư Đang Ya…

Hàng thông Biển Hồ chè thơ mộng vào sáng sớm. Ảnh: DOÃN VINH
Hàng thông Biển Hồ chè thơ mộng vào sáng sớm. Ảnh: Doãn Vinh


Loại hình du lịch đa dạng, lại thêm hệ động-thực vật rừng phong phú, khí hậu trong lành, vị trí của huyện ở cửa ngõ hành lang kinh tế phía Bắc tỉnh, nằm giữa TP. Pleiku và Kon Tum, có quốc lộ 14 chạy qua là điều kiện thuận lợi để ngành “công nghiệp không khói” phát triển. Tuy nhiên, thế mạnh về du lịch này vẫn chưa phát huy hết giá trị do thị trường khách du lịch trong và ngoài nước chưa định hình; sản phẩm chưa thật sự đa dạng... Để “đánh thức” ngành du lịch, đưa Chư Păh trở thành điểm đến du lịch lý tưởng của du khách, góp phần thực hiện mục tiêu nâng tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của địa phương; tạo dựng mối liên kết phát triển bền vững giữa các lĩnh vực kinh tế-xã hội, giai đoạn 2021-2025, huyện bố trí ít nhất khoảng 1 tỷ đồng/năm từ nguồn ngân sách và huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư phát triển lĩnh vực này.

Từ tour du lịch trải nghiệm Pleiku-núi Chư Nâm; tour du lịch Gia Lai 1 ngày ngắm hoa dã quỳ tại núi lửa Chư Đang Ya, Biển Hồ chè, hàng thông cổ thụ, Biển Hồ Pleiku đã hình thành và được nhiều du khách lựa chọn, huyện sẽ tiến hành lồng ghép các danh lam, thắng cảnh, điểm du lịch cùng tuyến tạo sự đa dạng điểm đến trong tour để thu hút du khách. Kết nối các khu, điểm du lịch của huyện với các khu, điểm du lịch ngoài tỉnh, hình thành tour du lịch đa sắc về văn hóa, điều kiện tự nhiên. Duy trì tổ chức lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, hội thi trình diễn nghệ thuật cồng chiêng, đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm và các lễ hội truyền thống của cộng đồng dân tộc Jrai, Bahnar. Đầu tư vùng chuyên canh cây ăn quả, dược liệu, dâu tây, rau sạch, sản phẩm OCOP gắn với khu, điểm du lịch để phát triển du lịch sinh thái. Vận động hộ dân khu vực có điểm du lịch liên kết phát triển vườn cây ăn quả, dược liệu theo mô hình trang trại để tăng sức hấp dẫn du khách. Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch cộng đồng xã Hà Tây gắn kết với phát huy nghề dệt thổ cẩm, đặc sản cơm lam, gà nướng, rượu ghè, heo địa phương, măng le. Tại các xã, xây dựng 1 câu lạc bộ cồng chiêng lứa tuổi đoàn viên, thanh niên phục vụ hoạt động du lịch…

 Du khách tham gia tour du lịch chinh phục đỉnh núi Chư Nâm (huyện Chư Păh). Ảnh: Ngọc Thu
Du khách tham gia tour du lịch chinh phục đỉnh núi Chư Nâm, huyện Chư Păh (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Ngọc Thu


Cùng với đó, huyện tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng theo lộ trình đề ra để thúc đẩy du lịch phát triển. Trước mắt, tập trung chỉnh trang, hoàn thiện hạ tầng thị trấn Phú Hòa, nhất là đầu tư hồ nước trước công viên thị trấn, xây dựng các gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp, khu ẩm thực tại khu vực này. Sớm triển khai ngăn đập hồ nước và đường xung quanh hồ khu vực cầu treo (thị trấn Phú Hòa) để phát triển khu vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo điểm nhấn cho thị trấn nhằm thu hút khách tham quan. Xây dựng tuyến đường xung quanh bờ hồ, hàng thông lên tịnh xá Ngọc Như làm cơ sở thu hút nguồn lực đầu tư khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng trải nghiệm trên mặt hồ. Hoàn thiện các hạng mục: cổng, sân nhà rông, đường lên đỉnh núi Chư Đang Ya, trồng hàng chữ “Núi lửa Chư Đang Ya” bằng hoa dã quỳ hoặc chất liệu Alu giữa núi lửa. Đầu tư, nâng cấp các tuyến đường đến điểm du lịch tiềm năng như: đường vào thác Công Chúa, đường lên núi Chư Nâm. Đôn đốc các nhà đầu tư triển khai thực hiện các hạng mục, dự án đã đăng ký như Khu du lịch Biển Hồ-Chư Đang Ya, Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Ia Ly. Đặc biệt, Khu du lịch sinh thái suối đá cổ Ia Ly đã được huyện đề xuất tỉnh bổ sung vào danh mục thu hút đầu tư của tỉnh; huyện cũng đang xem xét thống nhất chủ trương đầu tư dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái và văn hóa ẩm thực Chư Păh-Gia Lai tại xã Hòa Phú.

Song song đó, huyện triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy du lịch phát triển như phát triển nguồn nhân lực; quảng bá, xây dựng thương hiệu; ứng dụng khoa học công nghệ; bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch. Đặc biệt, huyện khuyến khích, hỗ trợ cộng đồng tham gia hoạt động du lịch, tạo cơ chế thu hút cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện, nhất là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, các hoạt động vui chơi giải trí, cơ sở lưu trú, nhà hàng ẩm thực phù hợp với không gian các điểm du lịch sinh thái để níu chân du khách.

 

NAY KIÊN
Chủ tịch UBND huyện

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

(GLO)- Sáng 11-12, Huyện ủy Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tiến hành hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030. Các đồng chí Thường trực Huyện ủy chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Mùa cà phê chín đỏ

Mùa cà phê chín đỏ

(GLO)- Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày cuối tháng 11, trên khắp các vườn cà phê chín đỏ, không khí thu hoạch rộn rã hơn. Năm nay, bà con nông dân đón mùa vụ với sự hân hoan lớn khi lần đầu tiên cà phê có một mức giá cao nhất lịch sử.