Chọn dự án thân thiện với môi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tiếp tục thực hiện chương trình giám sát về tình hình thực hiện kêu gọi đầu tư ở các đơn vị, địa phương trong tỉnh Gia Lai ngày 6-6, đoàn giám sát do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng ban Ban Kinh tế-Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh.

Hiện nay, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh đang quản lý Khu Công nghiệp Trà Đa, Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, Khu Công nghiệp Nam Pleiku. Những năm qua, Ban Quản lý đã thu hút các nhà đầu tư trên cơ sở lựa chọn các dự án chế biến sâu các sản phẩm nông-lâm sản có lợi thế so sánh của tỉnh như: cao su, cà phê, hồ tiêu, hạt điều… sử dụng công nghệ hiện đại thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, đơn vị cũng tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư bằng nhiều hình thức như in tờ rơi giới thiệu thông tin về các Khu công nghiệp; xây dựng các phóng sự về Khu công nghiệp, Khu kinh tế…; phối hợp với các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh tạo cơ chế thông thoáng hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn để phát triển kinh doanh.

Quang cảnh buổi giám sát. Ảnh: Trần Dung
Quang cảnh buổi giám sát. Ảnh: Trần Dung

Tính đến cuối năm 2017, Khu công nghiệp Trà Đa có 50 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.805 tỷ đồng (trong đó có 38 dự án đã đi vào hoạt động, 12 dự án đang xây dựng); Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh có 23 dự án đầu tư được cấp Quyết định chủ trương đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 469,716 tỷ đồng (trong đó có 7 dự án đã đi vào hoạt động, 11 dự án đang xây dựng, 1 dự án chưa triển khai, 4 dự án đang làm thủ tục thuê đất); Khu công nghiệp Nam Pleiku đang trong giai đoạn lập hồ sơ đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp.

Đoàn giám sát đã đi khảo sát tình hình thực tế tại Khu Công nghiệp Trà Đa. Ảnh: Trần Dung
Đoàn giám sát đã đi khảo sát tình hình thực tế tại Khu Công nghiệp Trà Đa. Ảnh: Trần Dung

Tại buổi giám sát, cùng với việc ghi nhận những kết quả đạt được, Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh cũng chỉ ra những tồn tại như: Ban Quản lý Khu kinh tế còn chưa mạnh dạn trong việc xử lý những chủ đầu tư chưa thực hiện đúng mục tiêu dự án, chậm tiến độ, chưa áp dụng các biện pháp môi trường; chưa có dự án nhà ở cho công nhân có thu nhập thấp. Trong việc xử lý các dự án không triển khai, chậm triển khai, Ban Quản lý còn thiếu linh hoạt trong vận dụng các quy định pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, đất đai…

 Trần Dung

Có thể bạn quan tâm

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Gian nan thử sức

Gian nan thử sức

Ở thời điểm này, có lẽ câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức" là đúng nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp cho VN.