Chính phủ yêu cầu hỗ trợ các địa phương triển khai tài liệu giáo dục địa phương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Văn phòng Chính phủ vừa truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hỗ trợ các địa phương triển khai tài liệu giáo dục địa phương và bố trí thời gian học của các cơ sở giáo dục bảo đảm phù hợp, hiệu quả.

 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hỗ trợ các địa phương triển khai tài liệu giáo dục địa phương và bố trí thời gian học của các cơ sở giáo dục bảo đảm phù hợp, hiệu quả. Ảnh: Hồng Thi
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hỗ trợ các địa phương triển khai tài liệu giáo dục địa phương và bố trí thời gian học của các cơ sở giáo dục bảo đảm phù hợp, hiệu quả. (Ảnh minh họa: Hồng Thi)

Ngày 8-11, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn số 7519/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan có giải pháp hỗ trợ kịp thời các địa phương triển khai thực hiện tài liệu giáo dục địa phương; bố trí thời gian học của các cơ sở giáo dục bảo đảm phù hợp, hiệu quả.

Cụ thể, ngày 20-10-2022, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng, các Phó Thủ tướng tình hình thông tin, báo chí, dư luận xã hội liên quan đến tài liệu giáo dục địa phương và việc bố trí thời gian học ở các cơ sở giáo dục phổ thông.

Theo Báo cáo của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, báo chí phản ánh việc giảng dạy môn giáo dục địa phương tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn do tài liệu chưa được kịp thời vì phải chờ khâu thẩm định giá, in ấn, ban hành; đồng thời, thiếu giáo viên giảng dạy phù hợp.

Báo cáo cũng cho biết, nhiều trường học ở TP. Hồ Chí Minh hiện đang bố trí lịch học từ lúc 7 giờ, do đó học sinh phải có mặt tại trường từ lúc 6 giờ 45 phút. Một bộ phận lớn phụ huynh đang cho rằng, lịch học như vậy là quá sớm và cũng gây cả áp lực cho giáo viên, cần lùi thêm thời gian để học sinh có thời gian nghỉ ngơi...

Qua xem xét báo cáo trên, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan có giải pháp hỗ trợ kịp thời các địa phương triển khai thực hiện tài liệu giáo dục địa phương; bố trí thời gian học của các cơ sở giáo dục bảo đảm phù hợp, hiệu quả.

Đồng thời, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương thực hiện tuyển dụng giáo viên bảo đảm đúng chủ trương, quy định của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

 

G.B
 

Có thể bạn quan tâm

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.