Chính phủ triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 114/NQ-CP về kế hoạch triển khai Nghị quyết số 162/2024/QH15 ngày 27-11-2024 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Nghị quyết đặt ra yêu cầu phải là bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 162/2024/QH15 để xây dựng giải pháp, cơ chế quản lý, điều hành Chương trình; bảo đảm việc thực hiện Nghị quyết nghiêm túc, hiệu quả, chất lượng và đúng mục tiêu của Chương trình đã được Quốc hội thông qua.

z6557793520560-9177c29998d5a9416112e18a4a0c064f.jpg
Quốc hội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Ảnh minh họa: P.V

Xác định nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của cơ quan chủ trì Chương trình là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, cơ quan trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 162/2024/QH15.

Nghị quyết nêu rõ 5 nhóm nội dung thực hiện gồm: Tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng đến các cấp, các ngành và Nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nội dung, nhiệm vụ nêu tại Nghị quyết số 162/2024/QH15 của Quốc hội theo đúng quy định. Rà soát, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, điều hành và hướng dẫn thực hiện Chương trình. Tổ chức phê duyệt, triển khai thực hiện Chương trình theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và quy định pháp luật hiện hành có liên quan. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ở các cấp, các ngành trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình bảo đảm đúng mục tiêu, nhiệm vụ đã được phê duyệt.

z6557789172019-5aa84d04afb3280cdd907e33ee30074b.jpg
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng Bộ tiêu chí quốc gia về phát triển văn hóa toàn diện các cấp giai đoạn 2025-2030. Ảnh minh họa: P.V

Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, cơ quan trung ương và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động, tích cực triển khai Nghị quyết này theo nhiệm vụ được phân công, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì Chương trình chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan: Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình; Quyết định phê duyệt Chương trình; ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách trung ương thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật; ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về phát triển văn hóa toàn diện các cấp bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng, miền, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tổ chức chính quyền địa phương.

Bộ Tài chính đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, kiện toàn hoặc thành lập mới Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia để chỉ đạo thực hiện Chương trình.

z6557783055990-4534bf5ae9cdaa0380de3a35229c8b4f.jpg

Các Bộ: Công an, Quốc phòng, Nội vụ, Công Thương, Y tế, Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Môi trường, Khoa học và Công nghệ được giao nhiệm vụ cụ thể thuộc Chương trình, căn cứ chức năng quản lý, nhiệm vụ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình; xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương, quy định tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương thực hiện Chương trình; Bộ tiêu chí quốc gia về phát triển văn hóa toàn diện các cấp giai đoạn 2025-2030; rà soát, xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình, kiến nghị, đề xuất các chính sách đặc thù (nếu có).

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa được thực hiện từ năm 2025 đến hết năm 2035 với tổng nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2025-2030 tối thiểu là 122.250 tỷ đồng, trong đó: vốn ngân sách trung ương 77.000 tỷ đồng chiếm 63% ( bao gồm vốn đầu tư phát triển 50.000 tỷ đồng và vốn sự nghiệp: 27.000 tỷ đồng); vốn ngân sách địa phương 30.250 tỷ đồng chiếm 24,6%; nguồn vốn khác dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng chiếm 12,4%.

Theo Báo Điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Nẻo về tháng Tư

Nẻo về tháng Tư

(GLO)- Bước chân trên dải biên cương một ngày tháng Tư nắng đượm, tôi thốt nhiên nhớ tới mấy câu thơ của Nguyễn Bình Phương: “Những cột mốc vùng biên bóng trải xiêu xiêu/Dãy núi oằn lên từng nhịp thở”.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Xe Thư viện lưu động phục vụ gần 800 học sinh tại Kông Chro

Xe Thư viện lưu động phục vụ gần 800 học sinh tại Kông Chro

(GLO)- Trong 2 ngày (24 và 25-4), Thư viện tỉnh Gia Lai phối hợp với Thư viện huyện Kông Chro tổ chức hoạt động ngoại khóa hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), nhằm lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, khơi dậy niềm yêu sách trong giới trẻ, góp phần xây dựng xã hội học tập.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).