Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng qua TK: Minh bạch,an toàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để đảm bảo tính minh bạch, an toàn, thuận tiện, các chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang bắt đầu triển khai chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) qua tài khoản ngân hàng.
Việc chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng là yêu cầu bắt buộc các chủ rừng phải triển khai trong năm 2018 tại các địa bàn có điều kiện thuận lợi và từ năm 2019 trở đi là cho tất cả người dân nhận khoán bảo vệ rừng trên phạm vi toàn tỉnh. Đây là nội dung chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 7491/BNN-TCLN ngày 26-9-2018 và của UBND tỉnh tại Công văn số 2233/UBND-NL ngày 9-10-2018. 
Theo ông Võ Văn Hạnh-Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh: Việc triển khai thực hiện chi trả tiền DVMTR là trách nhiệm của chủ rừng. Để công tác này được triển khai nhanh chóng, thống nhất và đạt hiệu quả, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã khảo sát sơ bộ dịch vụ tiện ích của một số ngân hàng. Về cơ bản, các dịch vụ tiện ích của ngân hàng đáp ứng được yêu cầu trong công tác chi trả tiền DVMTR đến các hộ dân. Các chủ rừng cũng đã chủ động liên hệ với ngân hàng được giới thiệu để ký kết hợp đồng chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng cho hộ nhận khoán của đơn vị mình.
 Người dân nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng qua ngân hàng. Ảnh: L.N
Người dân nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng qua ngân hàng. Ảnh: L.N
Theo kế hoạch, trong năm 2018 sẽ có 30 chủ rừng trên địa bàn tỉnh triển khai chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng. Hiện tại, 30 chủ rừng là các Ban Quản lý Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các công ty lâm nghiệp đang trả tiền DVMTR cho 7.051 hộ nhận khoán với số tiền là 29,4 tỷ đồng. Các chủ rừng đang triển khai trả tiền DVMTR bằng tiền mặt tại trụ sở đơn vị, UBND xã hoặc tại các thôn, làng. Việc chi trả tiền DVMTR cho người dân nhận khoán bảo vệ rừng thông qua tài khoản ngân hàng nhằm bảo đảm tính minh bạch, an toàn, thuận tiện. Vì vậy, các chủ rừng đã đồng thuận và quyết tâm thực hiện chủ trương này.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Kim-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kông HDe: “Chúng tôi có chút băn khoăn là nếu mở tài khoản trực tiếp cho các hộ dân sẽ rất khó thực hiện bởi trình độ người dân còn hạn chế, hơn 50% người dân không biết chữ thì làm sao có thể áp dụng việc rút tiền qua thẻ. Ngoài ra, khoảng cách từ các thôn, làng đến các điểm rút tiền cũng khá xa”.
Còn ông Nguyễn Văn Chín-Trưởng ban Quản lý Rừng phòng hộ Hà Ra thì cho biết: Với điều kiện thực tế là các thôn, làng cách trụ sở Ban Quản lý gần 20 km và cách trung tâm huyện hơn 30 km nên việc triển khai chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng sẽ rất tốt. Việc này cũng giảm được gánh nặng cho cán bộ mỗi lần đi trả tiền cho hộ dân nhận khoán và giảm thiểu sử dụng tiền mặt. Tuy nhiên, thói quen dùng tiền mặt đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân, khi có công việc họ thường đến đơn vị ứng tiền để lo việc gia đình nên nếu trả tiền qua tài khoản ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn. 
Liên quan đến vấn đề này, ông Võ Văn Hạnh cho hay: Các ngân hàng phải đảm bảo thuận lợi nhất cho người dân về cự ly đi lại giao dịch nhận tiền; thủ tục mở tài khoản, nhận tiền từ tài khoản phải đơn giản, dễ thực hiện. Chúng tôi khuyến khích chủ rừng thông qua ngân hàng đang giao dịch để thực hiện trả tiền DVMTR qua tài khoản và khuyến khích các ngân hàng chi trả đến tận trung tâm xã, thôn để tạo thuận lợi nhất cho người dân nhận tiền. “Trước mắt, trên địa bàn tỉnh sẽ triển khai cho 30 chủ rừng. Sau đó, tiến hành tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm để từ năm 2019 trở đi sẽ mở rộng đối tượng chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng là UBND cấp xã có hợp đồng với người bảo vệ rừng và 7 cộng đồng dân cư thôn, làng tham gia bảo vệ rừng trên địa bàn toàn tỉnh”-ông Hạnh cho biết thêm.
Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Trước làn sóng gia tăng tội phạm công nghệ cao và lừa đảo tài chính qua mạng, ngành ngân hàng đang phối hợp các cơ quan liên quan tiến hành làm sạch hệ thống, trong đó có việc xóa sổ hàng chục triệu tài khoản ngân hàng nếu không xác thực danh tính, còn gọi là tài khoản “ngủ đông”.

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

(GLO)- Thông qua 15 điểm giao dịch xã, thị trấn, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các phiên giao dịch định kỳ mỗi tháng để giải ngân cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến tận tay người dân.

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Tại hội nghị trực tuyến về đánh giá tình hình thực hiện và thúc đẩy tiến độ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2025 do UBND tỉnh Gia Lai tổ chức chiều 4-6, các đại biểu đều cho rằng cần khẩn trương phân bổ vốn để triển khai chương trình này.

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

(GLO)- Thông qua việc siết chặt quản lý hóa đơn điện tử, Chi cục Thuế khu vực XIV đã chủ động phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm nhằm góp phần phòng-chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách nhà nước.

null