Chỉ đích danh những thực phẩm dẫn sán vào người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bệnh nhân 19 tuổi bị sán bò lúc nhúc trong phổi: Chỉ đích danh những thực phẩm dẫn sán vào người ai cũng cần nằm lòng để phòng tránh ngay.

Bệnh nhân 19 tuổi bị sán bò lúc nhúc trong phổi

Anh L.H.T (19 tuổi, ở Bắc Giang), phải nhập viện tại Bệnh Nhiệt đới Trung ương trước khi vào viện có xuất hiện tình trạng đau tức ngực, tuy nhiên đi khám ở cơ sở không phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh.

TS Trần Văn Giang - Phụ trách Khoa Vi rút - Kí sinh trùng (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, tại bệnh viện sau khi xét nghiệm và soi vi sinh, các bác sĩ phát hiện hình ảnh sán trong phổi bệnh nhân.

Đến nay, sau một thời gian điều trị, nam bệnh nhân tiến triển tốt, không còn tình trạng tràn khí, tràn dịch, sốt, đau tức ngực.


 

 



Thực phẩm dễ gây sán trong người

Món ăn từ ốc

Những món ăn về ốc luôn hấp dẫn các tín đồ ăn vặt bởi hương vị đa dạng và hấp dẫn. Tuy nhiên, ốc là loài sống trong môi trường bùn sâu thường chứa rất nhiều các loại ký sinh có hại cho cơ thể. Đặc biệt, những món ăn từ chúng ở các quán vỉa hè thường không đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến. Nguyên liệu được chế biến sơ sài không loại bỏ hoàn toàn được giun, sán có trong chúng. Do đó, bạn nên hạn chế ăn ốc tại những hàng quán ven đường. Một mẹo nhỏ là bạn hãy ngâm ốc với nước gạo và ớt để chúng nhả hết bùn và chế biến thật kĩ để ăn được an toàn hơn nhé!

Các loại thịt tái

Nếu bạn thường xuyên có thói quen dùng các loại thịt tái khi ăn phở hay các món nhúng thì nên loại bỏ ngay. Trong thịt bò sống thường chứa một loại sán rất nguy hiểm gây ra các bệnh về tiêu hóa, thậm chí ảnh hưởng đến khớp và não. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy tỉ lệ nhiễm sán lá gan ở thịt bò khá cao. Bạn nên thay đổi ngay thói quen ăn những thực phẩm này để không gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Lòng lợn

Lòng lợn là món ăn ưa thích của rất nhiều người bởi hương vị đặc biệt của chúng. Tuy nhiên, đây cũng là món ăn dễ bị nhiễm các loại sán. Đặc biệt, khi nướng hay chế biến sơ qua sẽ không thể loại bỏ được hoàn toàn lượng sán có trong chúng. Bạn nên lưu ý tránh ăn ở những quán vỉa hè không đảm bảo và sơ chế thật kĩ trước khi dùng để bảo đảm vệ sinh.

 

 



Các loại gỏi hải sản

Các món gỏi được chế biến từ hải sản tươi sống luôn được ưa thích bởi chúng giữ nguyên được hương vị. Những món ăn nổi tiếng của Nhật như sashimi hay sushi cũng được biết đến bởi cách chế biến này. Tuy nhiên, các loại hải sản sống chứa rất nhiều ký sinh trùng có nguy cơ tấn công gan và túi mật. Ngoài ra, khi đưa chúng vào cơ thể dễ gây ra các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, viêm ruột,…

Theo tinmoi24

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.