Chỉ cần viết phiếu chuyển đơn, ông Lưu Bình Nhưỡng đã 'vòi' 300.000 USD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi viết phiếu chuyển đơn của doanh nghiệp gửi lãnh đạo cấp cao xem xét, ông Nhưỡng nói nhỏ "xong việc đưa chú 300.000 USD".

Ông Lưu Bình Nhưỡng tại thời điểm bị khởi tố, bắt tạm giam
Ông Lưu Bình Nhưỡng tại thời điểm bị khởi tố, bắt tạm giam

Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Thái Bình, năm 2020, anh Nguyễn Thế M. (SN 1972, trú tại phường Phúc Sơn, quận Long Biên, TP Hà Nội), Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn M.Đ., và anh Nguyễn Trọng P. (SN 1977, trú tại phường Đình Bàng, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) chung vốn thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Quế Võ 3 tại tỉnh Bắc Ninh.

Sau khi hồ sơ dự án được phê duyệt, có một số công ty khác kiến nghị khiến thời gian bị kéo dài. Anh M. cùng đối tác đến gặp và nhờ anh Nguyễn Văn Đ. (SN 1984, trú tại phường Hà Mẫn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) tìm người can thiệp giúp. Anh Đ. nói "sẽ nhờ ông Nhưỡng".

Sáng 15-3-2021, anh Đ. và M. đến gặp ông Nhưỡng tại phòng làm việc ở tầng 4, trụ sở Ban Dân nguyện, nhờ can thiệp để dự án nhanh chóng được phê duyệt. Ông Nhưỡng đồng ý và bảo anh M. về làm đơn kêu cứu khẩn cấp, kèm theo hồ sơ dự án gửi ngay trong buổi chiều cùng ngày.

Đầu giờ chiều cùng ngày, hai anh M. và Đ. quay lại phòng làm việc của ông Nhưỡng. Tại đây, ông Nhưỡng lấy tư cách đại biểu Quốc hội để viết phiếu chuyển đơn của Công ty M.Đ. gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét, giải quyết; đồng thời nói nhỏ với anh Đ. "xong việc đưa chú 300.000 USD". Sau khi viết, ký phiếu chuyển đơn, ông Nhưỡng gọi và yêu cầu nhân viên văn thư giao ngay tài liệu, hồ sơ đến Văn phòng Chính phủ.

Khi ra khỏi phòng, anh Đ. nói với anh M. rằng ông Nhưỡng yêu cầu việc này 300.000 USD, anh M. thốt lên với Đ. "sao mặn thế" (ý nói là bị can Nhưỡng yêu cầu nhiều tiền) nhưng vẫn bảo "để về bàn bạc thêm".

Đến ngày 26-3-2021, anh Đ. biết việc Công ty Mạnh Đức được phê duyệt thực hiện dự án Quế Võ 3 liền gọi điện, nhắn tin cảm ơn ông Nhưỡng.

Chiều cùng ngày, anh M. nghe tin Vụ Kinh tế, Công nghiệp đang tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ thu hồi dự án vừa ký do có đơn thư, M. liền gọi điện nói cho Đ. biết. Đức gọi điện, nhắn tin nhờ bị can Nhưỡng can thiệp.

Chiều 27-3-2021, ông Nhưỡng gọi điện cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói về việc dự án vừa ký duyệt lại có thông tin bị thu hồi. Bộ trưởng trao đổi là dự án đã được phê duyệt nên Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ không trình Thủ tướng Chính phủ ký thu hồi, nên ông Nhưỡng nhắn tin báo cho anh Đ. biết.

Cáo trạng nêu rõ nghe tin, anh Đ. gọi điện thoại cảm ơn bị can Nhưỡng. Trong lúc nói chuyện, ông Nhưỡng bảo anh Đ. nhắc anh M. về việc hôm trước (anh Đức hiểu là bị can Nhưỡng nhắc số tiền 300.000 USD). Ngay sau đó, anh Đ. đến gặp M. nói về việc ông Nhưỡng "đòi 300.000 USD".

Cáo trạng xác định, nhóm các anh Đ., M. sợ nếu không đưa tiền sẽ bị ông Nhưỡng gây khó khăn đến việc triển khai dự án nên đã thống nhất chuẩn bị USD để đưa cho bị can. Tối 29-3-2021, sau khi nhận 300.000 USD trong túi vải màu đen từ nhóm M., Đ. đến nhà ông Nhưỡng đưa và nói "quà anh M. gửi". Ông Nhưỡng cầm ngay túi đựng tiền bỏ vào tủ, sau đó ngồi nói chuyện thêm một lúc.

Quá trình triển khai có một số báo đăng tải bài viết về dự án, anh M. gửi đơn cho ông Nhưỡng để nhờ can thiệp. Ngày 27-5-2021, ông Nhưỡng lấy tư cách đại biểu Quốc hội để ký văn bản gửi một số cơ quan đề nghị "chấn chỉnh sai phạm về việc đưa tin liên quan Công ty M.Đ.".

Tại cơ quan điều tra, ông Nhưỡng thừa nhận hành vi can thiệp đến các cơ quan có thẩm quyền, tạo điều kiện cho Công ty M.Đ. được phê duyệt dự án Quế Võ 3 của tỉnh Bắc Ninh.

Tuy nhiên, ông cho rằng "không đòi 300.000 USD mà do doanh nghiệp tự đưa". Số tiền này gia đình ông đã nộp cho cơ quan điều tra.

Theo Tr.Đức (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

(GLO)- Thời gian gần đây, các địa phương trong cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến việc trẻ em lên mạng xã hội tìm hiểu, đặt mua hóa chất rồi về làm pháo tự chế. Hiểm họa về pháo tự chế luôn hiện hữu một khi thiếu sự quản lý, giám sát từ cha mẹ.

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

(GLO)- Công an huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa tiếp nhận đơn trình báo của anh A. (SN 1985, trú tại xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) về việc bị đối tượng giả danh công an gọi điện thoại yêu cầu đăng ký định danh xe tải và lừa đảo chiếm đoạt với số tiền 144,4 triệu đồng.

Lực lượng Cảnh sát Giao thông-Trật tự (Công an thị xã Ayun Pa) đo tải trọng phương tiện chở mía. Ảnh: R.H

Ngăn chặn xe chở mía quá khổ, quá tải

(GLO)- Thời điểm này, các địa phương trong tỉnh Gia Lai đang bước vào đợt cao điểm thu hoạch mía niên vụ 2024-2025. Lực lượng Công an triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng phương tiện chở mía quá khổ, quá tải, đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT).

Công an công bố 21 trang web, 7 tài khoản ngân hàng trong đường dây lừa đảo Phó Đức Nam - Mr Pips

Công an công bố 20 trang web, 7 tài khoản ngân hàng trong đường dây lừa đảo Phó Đức Nam - Mr Pips

Công an TP Hà Nội thông tin về 20 trang web, 7 số tài khoản ngân hàng mà các đối tượng trong đường dây lừa đảo do Phó Đức Nam - Mr Pips cầm đầu sử dụng. Cơ quan điều tra đề nghị những người bị dụ dỗ đầu tư vào các tài khoản và trang web này liên hệ để phối hợp giải quyết.