Ông Lưu Bình Nhưỡng bị cáo buộc lợi dụng tư cách đại biểu Quốc hội hỗ trợ nhóm bảo kê cưỡng đoạt tài sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Thái Bình, ông Lưu Bình Nhưỡng, bị cáo buộc sử dụng danh nghĩa đại biểu Quốc hội để hỗ trợ nhóm bảo kê cưỡng đoạt tài sản và nhận hàng trăm nghìn USD từ doanh nghiệp để can thiệp vào các cơ quan chính quyền.

Cụ thể, theo cáo trạng, ông Lưu Bình Nhưỡng là tiến sĩ Luật kinh tế, từng là đại biểu Quốc hội khóa 14. Ông bị bắt ngày 14/11/2023, chỉ ít ngày trước khi nghỉ hưu. Ông Nhưỡng bị Viện Kiểm sát truy tố về tội “Cưỡng đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Cùng vụ án, bị can Lê Thanh Vân (cựu đại biểu Quốc hội) Nguyễn Văn Vương (cựu chuyên viên Vụ pháp luật Văn phòng Chủ tịch nước) bị truy tố về tội ",Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi". Còn các bị can Phạm Minh Cường (còn gọi là Cường "quắt") và Vũ Đăng Phương bị truy tố về tội "Cưỡng đoạt tài sản".

Ông Lưu Bình Nhưỡng khi chưa bị bắt.
Ông Lưu Bình Nhưỡng khi chưa bị bắt.

Theo cáo trạng Công ty TNHH MTV Kinh doanh Khai thác Vật liệu Xây dựng Sao Đỏ (Công ty Sao Đỏ) được UBND tỉnh Thái Bình cấp phép khai thác mỏ cát tại khu vực biển xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Cường và Phương đã gây khó khăn, chặn lối vào bãi triều nhằm ép doanh nghiệp trả tiền theo khối lượng cát khai thác. Cường yêu cầu mức phí 1.500 đồng/m³ cát, tương đương 1,05 triệu đồng mỗi tàu. Không còn cách nào khác, Công ty Sao Đỏ buộc phải chấp nhận.

Để che giấu hành vi, Cường ký hợp đồng làm bảo vệ cho Công ty Sao Đỏ. Từ tháng 9/2020 đến 12/2020, công ty đã phải trả Cường 3,3 tỷ đồng. Trong quá trình khai thác, tàu của Công ty Sao Đỏ làm hư hỏng công trình trái phép tại bãi triều của băng nhóm Dũng "Chiến", dẫn đến nhiều vụ xung đột. Từ tháng 1/2021, do tình hình bất ổn, Công ty Sao Đỏ ngừng khai thác và ngừng trả tiền cho Cường.

Tháng 5-6/2021, Cường và Phương nhiều lần tìm đến nhà riêng của ông Nhưỡng (nguyên Phó trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa 14) để nhờ can thiệp với lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình. Cường thậm chí khoe rằng việc thu tiền bảo kê từ Công ty Sao Đỏ mỗi tháng mang lại 400-500 triệu đồng. Ông Nhưỡng đồng ý giúp và sau đó tham gia mua 30 ha bãi triều lấn chiếm trái phép từ Cường với giá 900 triệu đồng. Dù không có hoạt động khai thác thực tế, Cường vẫn chia tiền cưỡng đoạt được cho vợ chồng ông Nhưỡng để tạo quan hệ.

Cường tiếp tục nhờ ông Nhưỡng can thiệp với các cơ quan chức năng khi bị băng nhóm khác cản trở. Ông Nhưỡng gọi điện cho Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình nhờ hỗ trợ. Việc này giúp Cường củng cố vị thế, buộc nhóm Dũng "Chiến" rút lui. Từ tháng 10/2021 đến 4/2022, Cường và đồng phạm cưỡng đoạt thêm 1,3 tỷ đồng từ Công ty Sao Đỏ.

Ngoài ra, Cường cũng nhờ ông Nhưỡng can thiệp vào tranh chấp đất đai của người quen và biếu ông một bộ cổng gỗ trị giá 75 triệu đồng. Ông Nhưỡng sử dụng danh nghĩa đại biểu Quốc hội để gửi kiến nghị đến TAND TP Hải Phòng, nhưng kết quả không như mong muốn.

Trong một vụ khác, ông Nhưỡng bị cáo buộc nhận 300.000 USD từ doanh nghiệp để giúp "gỡ khó" dự án tại Bắc Ninh. Ông cũng hưởng lợi từ dự án đất đai tại Quảng Ninh với tổng giá trị hơn 3 tỷ đồng.

Theo Đ.H (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Giả danh nhân viên ngân hàng cho vay tiền trên mạng xã hội để lừa đảo

Giả danh nhân viên ngân hàng cho vay tiền trên mạng xã hội để lừa đảo

(GLO)- Công an TP. Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, nắm bắt được nhiều người dân có nhu cầu vay tiền để trang trải cuộc sống, các đối tượng đã giả danh nhân viên ngân hàng, công ty tài chính đăng tải thông tin hỗ trợ vay tiền, giải ngân nhanh trên mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Mạnh tay xử lý các đối tượng sản xuất cà phê giả

Mạnh tay xử lý các đối tượng sản xuất cà phê giả

(GLO)- Triển khai thực hiện đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường (PC03, Công an tỉnh Gia Lai) đã quyết liệt xử lý các đối tượng sản xuất cà phê giả.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Khởi tố đối tượng cho vay “cắt cổ”

Khởi tố đối tượng cho vay “cắt cổ”

(GLO)- Chiều 26-6, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Gia Lai cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với đối tượng Nguyễn Văn Thân (SN 1995, trú tại xã Cửu An, thị xã An Khê) về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Hơn 180 học viên được huấn luyện nghiệp vụ PCCC

Hơn 180 học viên được huấn luyện nghiệp vụ PCCC

(GLO)- Trong 2 ngày 24 và 25-6, tại Công ty TNHH Phát triển khoa học Quốc tế Trường Sinh (Khu Công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku), Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH)-Công an tỉnh Gia Lai tổ chức khóa huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH.

Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đề xuất đề án khắc phục toàn bộ hậu quả

Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đề xuất đề án khắc phục toàn bộ hậu quả

Từ trại giam, bị án Trương Mỹ Lan gửi đơn kiến nghị về tổ chức thi hành án, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, với mong muốn đưa giải pháp tốt nhất khắc phục toàn bộ hậu quả trong vụ án, đồng thời tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

null