Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án chăn nuôi 40.000 con heo thịt/năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có Quyết định số 336/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo Phúc Thịnh Hoàng cho Công ty TNHH một thành viên Chăn nuôi PTH.
Dự án trang trại chăn nuôi heo Ricky Farm 79 (huyện Phú Thiện). Ảnh: Hà Duy
Dự án trang trại chăn nuôi heo Ricky Farm 79 (huyện Phú Thiện). Ảnh: Hà Duy

Theo quyết định, dự án được triển khai tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện) với tổng vốn đầu tư 120 tỷ đồng, trong đó, vốn góp của nhà đầu tư 30 tỷ đồng, vốn huy động 90 tỷ đồng. Đây là dự án trang trại chăn nuôi heo theo mô hình công nghệ khép kín, thời gian hoạt động dự án 50 năm. Diện tích đất sử dụng cho dự án là hơn 22 ha, gồm: công trình chăn nuôi chính (2,8 ha); các hạng mục công trình phụ trợ và hạ tầng (hơn 0,42 ha); công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (hơn 2,2 ha); diện tích đất trồng cây xanh và đất dự trữ (16,7 ha). Trang trại có công suất thiết kế 20.000 con heo thịt/đợt, mỗi năm nuôi 2 đợt (40.000 con heo thịt/năm).

Dự án dự kiến khởi công xây dựng vào quý III-2023 và hoàn thành, đi vào hoạt động trong quý III-2025.

Có thể bạn quan tâm

Ưu tiên nguồn lực để phát triển kinh tế xanh

Ưu tiên nguồn lực để phát triển kinh tế xanh

(GLO)- Lời Tòa soạn: Những năm gần đây, Gia Lai chú trọng triển khai các giải pháp phát triển kinh tế xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Để làm rõ hơn về định hướng, mục tiêu của tỉnh, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Ảnh: V.T

Sôi động thị trường bán lẻ trong dịp lễ

(GLO)- Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài tới 5 ngày, là dịp để người dân nghỉ ngơi, vui chơi, mua sắm và cũng được xem là cơ hội lớn kích cầu tiêu dùng. Từ các cửa hàng đến siêu thị, không khí mua sắm khá nhộn nhịp với nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá sâu.

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

(GLO)-Niên vụ ép mía 2024-2025 dù gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, bảo hiểm giá thu mua… Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai về đích sớm so với kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng mía.