Chanh dây: Cơ hội vàng cho nông dân trong bối cảnh thị trường thế giới rộng mở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ chanh dây trên thế giới đang tăng mạnh, Việt Nam đã dần khẳng định vị thế là một trong những quốc gia cung cấp chanh dây chất lượng cao, với nhiều lợi thế vượt trội về khí hậu, thổ nhưỡng và giống cây trồng.

Đặc biệt, tại khu vực Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc, cây chanh dây đang mở ra cơ hội làm giàu mới cho người nông dân.

Theo thống kê, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu chanh dây của Việt Nam đạt hơn 222 triệu USD, đưa loại quả này vào nhóm 10 loại trái cây có giá trị xuất khẩu cao nhất cả nước. Chanh dây Việt Nam hiện đã có mặt tại hơn 20 quốc gia, bao gồm các thị trường khó tính như châu Âu, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Đặc biệt, Việt Nam và Mỹ đang trong quá trình đàm phán để chính thức xuất khẩu chanh dây tươi sang thị trường này vào năm 2025. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ mỗi năm có thể đạt từ 50 triệu đến 100 triệu USD.

bg-dy1.jpg
Toàn cảnh Công ty TNHH Quicornac tại Khu Công nghiệp Trà Đa. Ảnh: T.T

Trong khi đó, khu vực Nam Mỹ, vốn là vùng sản xuất chanh dây lớn trên thế giới đang gặp nhiều bất lợi do biến đổi khí hậu kéo dài và tình trạng thoái hóa giống cây trồng. Sản lượng chanh dây tại đây sụt giảm đáng kể, tạo nên khoảng trống lớn về nguồn cung trên thị trường toàn cầu. Đây được đánh giá là cơ hội hiếm có để chanh dây Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, chiếm lĩnh thị phần quốc tế.

Một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu chanh dây tại Việt Nam là Công ty TNHH Quicornac-doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trực thuộc Tập đoàn Quicornac. Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp chế biến chanh dây, Quicornac sở hữu mạng lưới xuất khẩu rộng khắp toàn cầu.

Tại Việt Nam, Công ty hiện đang thu mua chanh dây tại 5 tỉnh Tây Nguyên, đồng thời mở rộng thu mua ra các tỉnh miền Bắc. Quicornac cũng là một trong những đơn vị chế biến sâu với hệ thống nhà máy hiện đại, cung cấp các sản phẩm như nước ép chanh dây và nước ép chanh dây cô đặc đông lạnh phục vụ xuất khẩu.

Với quy mô sản xuất lớn, Quicornac không chỉ cam kết thu mua chanh dây với giá cả ổn định và hợp lý, mà còn đồng hành cùng nông dân thông qua việc hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ kiến thức canh tác bền vững. Mục tiêu của công ty là xây dựng một chuỗi giá trị chanh dây vững chắc, góp phần mang lại thu nhập ổn định và phát triển lâu dài cho người dân địa phương.

Theo ghi nhận từ thị trường, giá chanh dây trong những năm gần đây tăng cao và có xu hướng duy trì ở mức khá ổn định, do sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu và nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao tại các thị trường phát triển. Nhiều chuyên gia dự báo, trong ít nhất 2-3 năm tới, giá chanh dây sẽ duy trì ở ngưỡng cao và ít biến động lớn, do tác động kép từ thời tiết không thuận lợi tại Nam Mỹ và đà tăng trưởng mạnh của các ngành thực phẩm, đồ uống sử dụng nguyên liệu từ chanh dây.

Không chỉ là một loại cây trồng tiềm năng, chanh dây còn phù hợp với điều kiện canh tác của nông dân tại nhiều vùng của Việt Nam. Thời gian từ lúc trồng đến khi thu hoạch ngắn chỉ khoảng 4-6 tháng, dễ canh tác, dễ chăm sóc, quay vòng vốn nhanh. Nhiều hộ dân tại Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum đã áp dụng trồng chanh dây xen với các cây lâu năm và ghi nhận hiệu quả rõ rệt sau 1-2 vụ thu hoạch.

Trong thời điểm ngành nông nghiệp đang tìm kiếm các mô hình canh tác hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu và đáp ứng nhu cầu thị trường toàn cầu, chanh dây đang nổi lên như một lựa chọn khả thi và đầy triển vọng. Đây là lúc người dân, chính quyền địa phương và doanh nghiệp cần cùng nhau nắm bắt cơ hội để đưa chanh dây Việt Nam vươn xa hơn nữa trên bản đồ nông sản thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null