Chân dung Tỉ phú vượt Jack Ma thành người giàu nhất châu Á, nắm trong tay đế chế 100 tỉ USD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhận thêm vốn đầu tư 10 tỉ USD, ông trùm Ấn Độ trở thành tỉ phú giàu nhất châu Á, nắm trong tay đế chế 100 tỉ USD.

Ảnh: FPJ
Ảnh: FPJ



Tên tuổi của tỉ phú Mukesh Ambani đã tạo sức nóng trong suốt thời gian gần đây với khối tài sản ước tính 47,7 tỉ USD. Ông là chủ sở hữu của tập đoàn dệt may Reliance Industries và câu lạc bộ cricket Premier League Mumbai Indians.

Xây dựng đế chế công nghệ toàn cầu tiếp theo tại châu Á

Ông Ambani chứng kiến tài sản và danh tiếng phát triển mạnh khi công việc kinh doanh phất lên như diều gặp gió. Sau khi gây bất ngờ khi nhận được khoản vốn đầu tư từ Facebook là 5,7 tỉ USD vào Jio Platforms thuộc sở hữu của Reliance Industries. Ngày hôm qua, phía Jio lại thông báo họ tiếp tục nhận được thêm 4,5 tỉ USD đầu tư từ phía Google.

Việc cả 2 gã khổng lồ công nghệ lớn bậc nhất thế giới cùng rót một số tiền khổng lồ vào Jio cho thấy tiềm năng phát triển kinh doanh cực lớn của công ty này. Jio được biết đến là cú đặt cược của tỉ phú Ambani nhằm hướng tới các dịch vụ dữ liệu và kỹ thuật số để có được sự tăng trưởng trong tương lai, khi xây dựng một nền tảng trực tuyến để "đấu" với các dịch vụ trực tuyến Flipkart của Walmart và Amazon ở Ấn Độ, thị trường 1,3 tỉ dân.

Ông Mukesh Ambani luôn mong muốn xây dựng nên một đế chế công nghệ toàn cầu tiếp theo, sánh vai với những "ông lớn" ở thời điểm hiện tại. Và nếu như "canh bạc" của ông thành công, JioPlatforms sẽ sớm đứng ngang hàng với các ông lớn trong ngành công nghệ thế giới như Google, Amazon, Alibaba và Tencent.

JioPlatforms, trên thực tế đã là một hệ sinh thái các ứng dụng, phục vụ người dùng từ việc mua sắm hàng hóa online cho đến phát video trực tuyến, hiện đang có khoảng 388 triệu người đăng ký thông qua mạng viễn thông di động Reliance Jio tại Ấn Độ.

 

Ảnh:bloombergquint.com
Ảnh:bloombergquint.com


Tuy nhiên, tỉ phú giàu nhất châu Á còn tham vọng hơn thế. Ông Ambani "chắc chắn muốn JioPlatforms phát triển xa hơn, thoát khỏi cái bóng của một công ty viễn thông đơn thuần. Họ muốn trở thành một một Google hoặc Tencent tiếp theo của Ấn Độ", theo Wylie Fernyhough, một nhà phân tích đến từ PitchBook.

"Mục tiêu cuối cùng", theo Tarun Pathak, chuyên gia phân tích đến từ Counterpoint Research, là xây dựng nên một nền tảng không thể thiếu đối với hàng triệu người dùng internet tại Ấn Độ, phục vụ mọi nhu cầu mà một người dân cần.

Hàng tạp hóa chiếm 70% thị trường bán lẻ của Ấn Độ, theo Bernstein, và hơn 90% thị trường này hoạt động dưới các hình thức không được tổ chức chuyên nghiệp, phần lớn trong số đó là những cửa hàng nhỏ trong các khu dân cư, điều hành bởi các bà nội trợ, hay còn được gọi với cái tên kirana tại Ấn Độ. Thị trường bán lẻ nói chung được dự đoán sẽ tăng trưởng gấp 2 lần, từ 676 tỉ USD trong năm 2018 lên gần 1,3 tỉ USD trong năm 2025, theo Bernstein.

Dinh thự xa hoa bậc nhất châu Á

Thị trường mua bán hàng hóa trực tuyến của Ấn Độ chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ, với giá trị chỉ 3 tỉ USD trong năm 2020, theo công ty nghiên cứu thị trường Forrester. Nhưng công ty này cho biết rằng, con số trên đang có tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng, khi mà đại dịch COVID-19 đã góp phần làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân.

Khi JioMart ra đời vào năm ngoái, công ty này đã đặt ra mục tiêu thuyết phục khoảng 30 triệu cửa hàng nhỏ chuyển đổi phương thức kinh doanh truyền thống sang hình thức kinh doanh trực tuyến trên nền tảng của họ.

Chính vì tất cả những tiềm năng đó, không ngạc nhiên khi những gã khổng lồ ở thung lũng Silicon như Google và Facebook đều liên tiếp đầu tư vào Jio.

Tỉ phú Ambani là ông trùm khét tiếng ở Ấn Độ. Chế chế Reliance Industries của ông này hiện trị giá hơn 100 tỉ USD, là 1 trong 50 công ty giá trị nhất thế giới. Hiện ông Mukesh Ambani, 62 tuổi, sở hữu khối tài sản trị giá 72,4 tỉ USD, giữ vị trí chủ tịch kiêm cổ đông lớn nhất tại Reliance Industries. Và ông Mukesh Ambani đã vượt mặt Jack Ma, nhà sáng lập Tập đoàn Alibaba để trở thành tỉ phú giàu nhất châu Á.


 

 


Tòa nhà nơi gia tộc Ambani sống là một tòa nhà sang trọng, cao 27 tầng, trị giá khoảng 1 tỉ USD và thường được gọi là Antilia. Nơi đây bao gồm bể bơi, phòng khiêu vũ, một vườn trải rộng 3 tầng, 6 tầng đậu xe, 3 sân bay và có thể chịu được động đất mạnh 8 độ. Có đến 600 người giúp việc tại căn nhà. Căn nhà được xem là một trong những tài sản đắt nhất thế giới, chỉ đứng sau Cung điện Buckingham.

Gia đình ông Ambani từ lâu đã thân thiết với những nhân vật cấp cao trên thế giới, như Hoàng tử Charles và Camilla, Nữ công tước xứ Cornwall, cựu Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hay cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.

 

https://nhipcaudautu.vn/ceo/chan-dung-ti-phu-vuot-jack-ma-thanh-nguoi-giau-nhat-chau-a-nam-trong-tay-de-che-100-ti-usd-3336129/

Theo Minh Anh (nhipcaudautu.vn)

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này