Chân dung 4 Ủy viên Bộ Chính trị từng công tác trong ngành Công an

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong số 18 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, có 4 người (không tính Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm) đã từng công tác trong ngành Công an. Dân Việt giới thiệu về những trường hợp này.

Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Ông sinh năm 1958, quê Thanh Hóa; Trình độ chuyên môn: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Luật, Kỹ sư Xây dựng; Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị: Khóa XII, XIII; Bí thư Trung ương Đảng: Khóa XII; Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XI, XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

 

Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị (ảnh IT).
Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị (ảnh IT).


Trong quá trình công tác, ông được phân công làm Nghiên cứu viên Khoa học Cục Nghiên cứu Khoa học, Kinh tế và Kỹ thuật, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an); năm 2006, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Cục trưởng Bộ Công an.

Ông được thăng cấp bậc hàm Thiếu tướng Công an nhân dân vào năm 2007. Đến năm 2009 được giao phụ trách Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Công an. Năm 2010, được bổ nhiệm giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Công an. Cũng trong năm 2010, ông được thăng cấp hàm Trung tướng và được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an. Một năm sau ông thôi công tác trong ngành Công an và chuyển sang công tác khác.

Ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM

Ông sinh năm 1957, quê Tây Ninh. Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp; Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị: Khóa XIII; Bí thư Trung ương Đảng: Khóa XII; Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XI, XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XIV.


 

Ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM (ảnh IT).
Ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM (ảnh IT).


Trong quá trình công tác ông từng trưởng thành từ ngành Công an, từng là chiến sĩ Cảnh sát hình sự; Đội trưởng hình sự Công an huyện Gò Dầu (Tây Ninh). Sau đó giữ chức Phó Trưởng Công an huyện rồi Trưởng Công an huyện Gò Dầu. Sau hơn 16 năm công tác trong ngành Công an ông đã chuyển sang công tác khác.

Ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương

Ông sinh năm 1958, quê Nghệ An; Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: Trình độ chuyên môn: Đại học An ninh, Cử nhân Luật. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII; Bí thư Trung ương Đảng: Khóa XII (10/2017); Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XI, XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII và XIV.

 

Ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương (ảnh noichinh.vn).
Ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương (ảnh noichinh.vn).


Ông khởi đầu sự nghiệp là cán bộ Cục Hồ sơ B, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). Sau đó ông lần lượt giữ chức Đội phó Đội An ninh, Đội trưởng Đội An ninh rồi Phó Trưởng Công an TP. Vinh (Nghệ An). Năm 34 tuổi ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An. Đến năm 43 tuổi ông giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An.

Sau 25 năm công tác trong ngành Công an ông chuyển sang công tác khác.

Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Chánh án TAND Tối cao

Ông sinh năm 1958, quê Quảng Ngãi. Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp; Trình độ chuyên môn: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Luật, Đại học An ninh.

 

Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Chánh án TAND Tối cao (ảnh trung tâm báo chí Quốc hội)
Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Chánh án TAND Tối cao (ảnh trung tâm báo chí Quốc hội)


Ông là Ủy viên Bộ Chính trị: Khóa XIII; Bí thư Trung ương Đảng: Khóa XII; Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XI, XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XIII và XIV.

Ông bắt đầu sự nghiệp từ ngành Công an, làm Đội trưởng Văn phòng Công an huyện Tam Kỳ; Phó Vănphòng tổng hợp; Phó phòng nghiên cứu khoa học Công an tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng.

Sau khi nghiên cứu sinh từ Liên Xô về nước ông công tác tại Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an). Ông từng giữ chức Phó Cục trưởng rồi Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế; Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát, Phó Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an. Ông có cấp hàm Thiếu tướng.

Sau gần 30 năm công tác trong ngành Công an ông chuyển sang làm Phó Bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi. Trước khi giữ chức Chánh án TAND Tối cao, ông có một nhiệm kỳ giữ chức Viện trưởng Viện KSND Tối cao.

 


https://danviet.vn/chan-dung-4-uy-vien-bo-chinh-tri-tung-cong-tac-trong-nganh-cong-an-20210210211111233.htm

Theo PVCT (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

(GLO)- Sáng 16-11, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Trần Quốc Cường-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thôi giữ chức Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhiệm kỳ 2020-2025. Quyết định có hiệu lực từ 15-11.
Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Ban Bí thư về việc luân chuyển, chỉ định cán bộ tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với ông Đoàn Anh Dũng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

(GLO)- Đến năm 2026, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có 101.546 biên chế. Tổng biên chế công chức, biên chế của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương bảo đảm đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế.