(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, bà con nông dân rất phấn khởi khi giá mía tăng cao so với những năm trước. Đây là tín hiệu lạc quan để cây mía tìm lại vị thế cây trồng chủ lực của tỉnh Gia Lai trong những năm tới.
(GLO)- 85 nông dân đã vinh dự nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai và Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tại hội nghị biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2022-2024 do Hội Nông dân tỉnh Gia Lai tổ chức. Trong đó có 31 nông dân Jrai, Bahnar.
(GLO)-Nhờ mạnh dạn chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng mía và trồng dâu nuôi tằm, nhiều nông dân trên địa bàn xã Hbông, huyện Chư Sê đã có thu nhập cao.
(GLO)- 10 năm qua, người dân thôn Phú Cường (xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã phát triển giống mía thanh diệu trên mảnh đất khô cằn sỏi đá. Loại mía tím này đã trở thành thức quà quê theo chân những chuyến xe đến với mọi miền trong cả nước.
(GLO)- Qua thực tế triển khai cho thấy, mô hình tưới tiết kiệm nước cho cây mía tại các xã: Đak Hlơ, Kông Lơng Khơng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, huyện dự kiến sẽ nhân rộng mô hình này trên địa bàn.
(GLO)- Thời gian qua, Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai và Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía tại huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Được doanh nghiệp đầu tư về cây giống, phân bón, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm nên đời sống người dân nơi đây có nhiều khởi sắc.
(GLO)- Hồi nhỏ ở quê, vào những ngày cuối đông, tôi vẫn thường nghe người già trong làng nói: “Hanh heo mật trèo lên ngọn“. Vào dịp ấy, cây mía đã già, đã chín đường, chặt cây kéo được mật nhất. Chặt mía quá non, chưa làm đủ mật, mà chặt quá già, mía trổ cờ lại mất đường.
(GLO)- Nhờ sự chủ động của Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTC Gia Lai) trong việc đưa giống mía mới và đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào canh tác mà người trồng mía tại khu vực Đông Nam tỉnh vượt qua giai đoạn khó khăn, khôi phục vùng nguyên liệu để có mùa “mía ngọt“ trong vụ thu hoạch 2021-2022.
(GLO)- Dưới nắng hè gay gắt, những ngọn mía non tơ vẫn vươn mình trỗi dậy như chính sức sống mãnh liệt của nó trên dải đất phía Đông tỉnh Gia Lai suốt gần nửa thế kỷ qua. Dẫu đôi lúc gian khó bủa vây, song cây mía vẫn được người nông dân đặc biệt coi trọng. Dường như vị ngọt của mía đã quyện hòa cùng dư vị thăng trầm của cả đời người...
Nhiều năm nay, các doanh nghiệp (DN) ngành mía đường liên tục kêu lỗ, cho rằng đường nhập giá rẻ đã làm suy yếu ngành mía đường trong nước. Nhưng khi giá đường hạ xuống xấp xỉ với đường lậu thì tình trạng tiêu thụ vẫn không khả quan, có thời điểm đường tồn kho lên tới 650 ngàn tấn, tương đương một nửa sản lượng đường cả nước.
Hai năm trở lại đây, người trồng mía đối mặt với những vụ mía “đắng chát“, khiến họ không còn đủ sức kiên nhẫn với loại cây trồng vốn ngọt ngào này nữa.
(GLO)- Những năm qua, vấn đề “giải cứu“ nông sản lặp đi lặp lại trên nhiều cây trồng khác nhau. Đã đến lúc “4 nhà“ (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp) cùng ngồi lại với nhau để tìm giải pháp cho thực trạng này để người nông dân có thu nhập ổn định, doanh nghiệp “sống khỏe“, cây mía, mì phát triển bền vững và đúng định hướng.
(GLO)- Lời Tòa soạn: Mía là một trong những cây trồng chủ lực ở các huyện phía Đông và Đông Nam tỉnh trong những năm qua. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, do ảnh hưởng của hội nhập, giá đường, giá mía nguyên liệu giảm mạnh cộng với tình hình sâu bệnh, hạn hán… khiến đời sống người trồng mía lao đao; nhiều hộ ồ ạt chặt bỏ mía để chuyển sang các loại cây trồng khác. Hướng đi nào cho người trồng mía đang là câu hỏi đặt ra cho ngành Nông nghiệp tỉnh ta hiện nay.