Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ 2 - Thành công ngoài mong đợi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom được giao với gần 3.000 tỷ đồng vốn ban đầu để hoàn thành trồng mới 16 ngàn ha cao su trong vòng 8 năm trên đất bạn Campuchia. Tuy nhiên, chỉ sau 5 năm, Công ty đã trồng mới được 16.268,68 ha cao su, vượt tiến độ mà Tập đoàn giao.

lay3.jpg
Ông Yim Chhayly-Phó Thủ tướng Campuchia; ông Sok Lou-Nguyên Tỉnh trưởng tỉnh Kampong Thom; ông Trần Ngọc Thuận-Nguyên Chủ tịch HĐQT VRG cùng lãnh đạo các sở, ban ngành tham dự buổi lễ khánh thành Nhà máy chế biến mủ cao su (ảnh chụp lại).

Tiến độ trồng mới "thần tốc"

Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom nhận nhiệm vụ nặng nề của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giao với gần 3.000 tỷ đồng vốn ban đầu để hoàn thành trồng mới 16 ngàn ha cao su trong vòng 8 năm. Mặc dù lúc ấy Công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức khi triển khai dự án phát triển cao su trên xứ sở Angko, bởi địa bàn heo hút, dân cư thưa thớt, bất đồng ngôn ngữ, khó khăn trong việc triển khai các công việc liên quan đến quy trình kỹ thuật của cây cao su, một loại cây trồng được coi là mới lạ tại vùng đất mới này.

Cùng với đó là điều kiện đất đai hoang hóa, khô cằn, rừng nghèo kiệt; người dân sản xuất nông nghiệp theo lối canh tác truyền thống mỗi năm trồng một vụ lúa hưởng nước trời tự nhiên…; công tác vận động bà con tham gia dự án cao su với kỹ thuật canh tác khoa học, đối với các cán bộ, nhân viên Công ty lúc ấy không hề dễ dàng...

Nhưng “cái khó không bó cái khôn”; “bàn tay ta làm ra tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”, truyền thống văn hóa ấy đã được phát huy đối với những người đi làm “vàng trắng” từ Chư Sê trên đất bạn!

10-phong-thi-nghiem-cua-cty.jpg
Phòng Thí nghiệm của Công ty. Ảnh: Đ.M.P

...Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom Nguyễn Tiến Dũng cho biết: Với tổng diện tích đất trên 18.000 ha, Công ty phải trồng được trên 16.000 ha cao su, tương ứng với 8 năm trồng mới-mỗi năm bình quân trồng 2.000 ha, theo đúng kế hoạch Tập đoàn giao. Vấn đề đặt ra cho Ban lãnh đạo Công ty chúng tôi là toàn thể cán bộ công nhân viên (CBCNV) phải quyết tâm triển khai dự án một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất nhưng phải bảo đảm được chất lượng vườn cây tốt nhất.

Với quyết tâm đó, sau 5 năm trồng mới Công ty đã vượt tiến độ trồng mới 3 năm, thực hiện hoàn thành kế hoạch trồng mới 16.268,68 ha cao su mà Tập đoàn giao. Với một bộ máy tinh gọn nhưng đảm bảo lãnh đạo, điều hành có hiệu quả, bao gồm: 5 phòng chức năng, 8 nông trường, 1 nhà máy chế biến. Tổng số lao động tính đến nay là 3.351 người, trong đó có 3.193 lao động người Campuchia, người Việt Nam có 158, trong đó có 5 cán bộ được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cử sang thành lập Công ty ngay từ những ngày đầu là những cán bộ khung tạo dựng cơ ngơi để có thành quả như ngày hôm nay.

Chạy đua với thời gian cùng với việc xây dựng và ổn định bộ máy điều hành của Công ty là việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, quy hoạch các vùng, vườn cây sẽ trồng, lập phương án khai hoang, phân lô phân thửa, lo giống, phân bón, nhất là khâu tuyển chọn, tiếp nhận nhân công. Lo chỗ ăn, ở cho hàng ngàn con người ngay thuở ban đầu trên một vùng đất xa Tổ quốc, điều gì cũng mới lạ, bất đồng ngôn ngữ, chưa am hiểu truyền thống lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán... của người dân sở tại.

Nhưng những điều vô vàn khó khăn ấy không làm giảm ý chí nghị lực của những người “xuất xứ” từ một đơn vị anh hùng - Công ty Cao su Chư Sê; mỗi tháng năm đi qua, là những vườn cao su nối nhau vươn mình lên xanh tốt ngút ngàn, hứa hẹn cho một vùng quê ấm no, hạnh phúc, và điều đó đang hiện hữu trên vùng đất vốn một thời chiến tranh, người dân đói khổ trên đất bạn-xứ sở Angko ngàn năm lịch sử này!

4them-tru-so-cong-ty-co-phan-cao-su-chu-se-kampong-thom-tai-campuchia.jpg
Công ty cổ phần Cao su Chư Sê Kampong Thom tại Campuchia. Ảnh nguồn: doanhnghiepthuonghieu.vn

Gia nhập câu lạc bộ năng suất 2 tấn mủ/ha

Mỗi lần gặp gỡ, chuyện trò với lãnh đạo Công ty, chúng tôi lại thêm bao điều bất ngờ, kính phục và đáng nhớ, đáng nể: Tháng 6-2016, Công ty được Tập đoàn cho phép khai thác thí điểm trên diện tích vườn cây trồng năm 2010 là 242,31 ha, với mục tiêu là để đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác tuyển dụng lao động, công tác quản lý kỹ thuật vườn cây khai thác, chế độ cạo D4 và thu mủ đông tại lô. Qua đó nhằm tạo tiền đề cho khai thác chính thức vào đầu năm 2017 đưa vào cạo toàn bộ diện tích vườn cây trồng năm 2010 là 2.028,69 ha.

Bước sang năm 2017, Tập đoàn giao kế hoạch sản lượng mủ cao su 2.140 tấn, Công ty thực hiện được 2.521,48 tấn đạt 117,83%. Và liên tục từ năm 2018 đến nay Công ty được Tập đoàn giao kế hoạch sản lượng 6.000 tấn, rồi 11.100 tấn, 17.600 tấn, 21.300 tấn, 24.800 tấn, 27.300 tấn, 28.938 tấn, tất cả những năm khai thác cũng như khi bắt đầu trồng mới, Công ty luôn vượt kế hoạch từ 6% đến 20%/năm. Với thành tích vườn cây đưa vào khai thác sau 7 năm, công ty đã đạt được sản lượng mủ cao su cao nhất so với các đơn vị trong ngành và năng suất vườn cây nằm trong câu lạc bộ 2 tấn của Tập đoàn.

5them-phat-trien-ben-vung-du-an-cao-su-tren-dat-campuchia.jpg
Phát triển bền vững dự án cao su trên đất Campuchia. Ảnh nguồn TNO

Trong 15 năm qua, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, song Công ty đã nổ lực hết mình với mục tiêu chung và đã đạt được nhiều thành quả to lớn trên các lĩnh vực hoạt động sản xuất và dẫn đầu các công ty trong việc trồng mới, chăm sóc và khai thác mủ cao su ở Campuchia. Đây được xem là thành tích xuất sắc của tập thể CBCNV Công ty cổ phần cao su Chư Sê-Kampong Thom; trong điều kiện khó khăn mọi bề, nhưng Công ty đã chủ động đề ra nhiều biện pháp để khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Các chỉ tiêu tăng trưởng về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận của Công ty luôn ở mức cao, là đơn vị có mức tăng trưởng đứng đầu ngành cao su Việt Nam trên đất Campuchia. Sản lượng dẫn đầu ngành với mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 28%. Doanh thu tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 29%. Lợi nhuận tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 88%. Dẫn đầu về năng suất vườn cây, nằm trong câu lạc bộ 2 tấn của Tập đoàn.

Chất lượng sản phẩm tốt, Công ty là đơn vị dẫn đầu đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm của Tập đoàn. Hiện nay Công ty đang thực hiện giá thành sản phẩm nằm trong top những đơn vị có giá thành thấp nhất ngành cao su, mang lại hiệu quả tốt.

lay11-day-chuyen-nha-may-che-bien-mu-cao-su.jpg
Dây chuyền nhà máy chế biến mủ cao su của Công ty. Ảnh: Đ.M.P

Tháng 6-2016, Công ty được Tập đoàn cho phép khai thác thí điểm trên diện tích vườn cây trồng năm 2010 là 242,31 ha. Liên tục từ năm 2018 đến nay Công ty được Tập đoàn giao kế hoạch sản lượng 6.000 tấn, rồi 11.100 tấn, 17.600 tấn, 21.300 tấn, 24.800 tấn, 27.300 tấn, 28.938 tấn, tất cả những năm khai thác cũng như khi bắt đầu trồng mới, Công ty luôn vượt kế hoạch từ 6% đến 20%/năm. Với thành tích vườn cây đưa vào khai thác sau 7 năm, công ty đã đạt được sản lượng mủ cao su cao nhất so với các đơn vị trong ngành và năng suất vườn cây nằm trong câu lạc bộ 2 tấn của Tập đoàn. Sản lượng dẫn đầu ngành với mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 28%. Doanh thu tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 29%. Lợi nhuận tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 88%.

Cùng với công tác trồng mới, khai thác, Công ty lo xây dựng tổ hợp Nhà máy chế biến mủ cao su Stoung CRCK2 với công suất 32.400 tấn/năm. Theo đánh giá của lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, đây là công trình hoàn thành kế hoạch tiến độ chưa có tiền lệ trong ngành cao su Việt Nam, bởi trong điều kiện khó khăn về các thủ tục xuất nhập khẩu thiết bị máy móc, được xây dựng tại Campuchia, nơi mà người công nhân sở tại, mới được đào tạo, tay nghề kỹ thuật và cường độ làm việc rất thấp.

Là nhà máy có công suất lớn nhất ngành, thi công nhanh nhất chỉ trong vòng 9 tháng, với suất đầu tư thấp nhất, bình quân 7 triệu đồng/tấn. Sử dụng dây chuyền thiết bị hiện đại, áp dụng các cải tiến khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo nên chất lượng sản phẩm cao. Để đảm bảo vệ sinh môi trường, Công ty đã đồng thời xây dựng hệ thống xử lý lọc nước thải công suất 1.200 m3/ngày đêm với các máy móc thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quy định của Nhà nước Việt Nam và Campuchia.

Phòng thí nghiệm, quản lý Chất lượng với các trang-thiết bị tiên tiến, đạt chuẩn VILAS và đã được Văn phòng Công nhận Chất lượng-Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam ra quyết định số 683.2018/QĐ-VPCNCL ngày 18-12-2018 về việc công nhận phòng thí nghiệm của Công ty phù hợp theo yêu cầu của ISO/IEC 17025:2017. Là đơn vị đầu tiên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tại Campuchia đạt tiêu chuẩn VILAS. Phòng Quản lý chất lượng Công ty được Tập đoàn giao nhiệm vụ cấp chứng nhận chất lượng cho các công ty cao su trực thuộc Tập đoàn tại Campuchia và các đơn vị ngoài ngành có yêu cầu cấp chứng nhận chất lượng. Công ty là đơn vị đầu tiên có dự án ở Campuchia được đánh giá và cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 về Quản lý đầu tư và kinh doanh cao su và chứng nhận ISO về môi trường ISO 14001:2015.

Trên đà phát triển, Công ty đặc biệt quan tâm lo vốn đầu tư bằng nhiều nguồn, như: Lũy kế vốn góp đến 31-12-2023 là 2.256,78 tỷ đồng. Trong đó, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê: 1.116,50 tỷ đồng (chiếm 49,47%), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam: 1.139,26 tỷ (chiếm 50,48%), Công ty TNHH XNK-TM Hoàng Thiên: 1,02 tỷ đồng (chiếm 0,05%), vốn vay 736,22 tỷ đồng. Đến nay, Công ty đã thực hiện trả hết nợ vay dài hạn và trả trước hạn 5 năm, tiết giảm được số tiền lãi vay 276,08 tỷ đồng, dẫn đầu toàn ngành về tỷ suất đầu tư hiệu quả. Tổng tài sản của doanh nghiệp tính đến ngày 31-12-2023 là 2.993 tỷ đồng, so với tổng số vốn huy động là 2.256 tỷ đồng cho thấy dự án đầu tư đem lại hiệu quả cao, dẫn đầu ngành cao su về quản lý, đầu tư vốn, chống thất thoát.

Để chứng minh cho điều đó, lãnh đạo Công ty cho biết: Tỷ suất đầu tư theo kế hoạch là 210 triệu đồng/ha trong thời kỳ xây dựng cơ bản vườn cây, tiết giảm xuống còn 164 triệu đồng/ha, tổng giảm 748 tỷ đồng. Nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, đóng thuế, phí... luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu Tập đoàn giao. Sản xuất kinh doanh có 3 chỉ tiêu phải đạt, đó là sản xuất ổn định và phát triển, không mất vốn, không thua lỗ; đời sống người lao động ngày càng được nâng cao; và, nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước phải hoàn thành, đó là thước đo hiệu quả của doanh nghiệp vậy!

(còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Nghề giặt ủi thời hiện đại

Nghề giặt ủi thời hiện đại

(GLO)- Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, hiện nay, nghề giặt ủi truyền thống không chỉ gói gọn trong việc giặt hấp đồ dùng, quần áo mà còn mở rộng dịch vụ làm sạch vật dụng, phụ kiện theo nhu cầu của khách hàng.

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang.