Cao su Chư Prông chăm lo đời sống công nhân dân tộc thiểu số

(GLO)- Cùng với việc phát triển sản xuất kinh doanh, thời gian qua, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông luôn chăm lo đến đời sống của công nhân dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, đời sống công nhân trong Công ty ngày càng được nâng lên.
Trong suốt chiều dài lịch sử hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông luôn quan tâm đến việc tuyển dụng lao động là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Ngay từ năm 1984, Công ty đã tuyển hàng trăm người dân tộc Jrai ở các xã Ia Boòng, Ia Me, Ia Tôr, Ia Băng vào làm công nhân. Lực lượng lao động người dân tộc thiểu số cứ tăng dần cùng với việc mở rộng diện tích trồng mới cao su của Công ty. Đến nay, lao động người dân tộc thiểu số ở Công ty đã lên trên 1.247 người, chiếm gần 50% tổng số lao động.
  Giao lưu bóng chuyền giữa công nhân Công ty Cao su Chư Prông và các đồn Biên phòng.            Ảnh: Thành Trung
Giao lưu bóng chuyền giữa công nhân Công ty Cao su Chư Prông và các đồn Biên phòng. Ảnh: Thành Trung
Để việc phát triển cây cao su trên vùng biên giới được thuận lợi, Công đoàn Công ty đã nhiều lần đến tận các thôn, làng xa xôi, hẻo lánh của xã Ia Mơr vận động bà con vào làm công nhân. Tuy nhiên, do đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây chưa quen với cách làm việc theo tác phong công nghiệp nên việc vận động gặp không ít khó khăn. Ông Trần Văn Tiến-Chủ tịch Công đoàn Công ty-cho biết, để thay đổi nhận thức của bà con là cả một quá trình dài chứ không chỉ ngày một ngày hai. Vì thế, Công đoàn Công ty thường xuyên đến tận các thôn, làng cùng với già làng, trưởng thôn vận động bà con bằng nhiều hình thức, trong đó có việc tổ chức giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao; hỗ trợ hạt giống cho bà con sản xuất; tặng gạo, quần áo, chăn màn và các nhu yếu phẩm khác. Từ đó, nhận thức của bà con dần thay đổi, nhiều người đã đăng ký vào làm công nhân cao su. 
Đặc biệt, Công đoàn Công ty còn luôn quan tâm hỗ trợ các gia đình công nhân dân tộc thiểu số khó khăn về nhà ở. Thời gian qua, Công đoàn Công ty đã xây dựng và trao hơn 40 căn nhà “Mái ấm Công đoàn” cho công nhân, trong đó hơn 80% là công nhân dân tộc thiểu số. Anh Kpah Bloch (công nhân Đội 29, Nông trường An Biên) vừa được Công đoàn Công ty trao tặng ngôi nhà mới có diện tích 24 m2, trị giá 40 triệu đồng. Anh Bloch xúc động nói: Mình vào làm công nhân từ năm 2009. Gia đình mình có 7 người sống chung trong một ngôi nhà làm cách đây hơn 10 năm, đã xuống cấp trầm trọng nhưng không có tiền sửa chữa, xây mới. Nay nhờ Công đoàn Công ty giúp đỡ xây cho căn nhà này, mình mừng lắm. Mình cảm ơn Công đoàn Công ty rất nhiều và sẽ cố gắng lao động để cuộc sống tốt hơn.
Đứng chân trên địa bàn chiến lược Chư Prông, Đảng ủy, Ban lãnh đạo, Công đoàn, các tổ chức đoàn thể của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông luôn xác định phát triển sản xuất kinh doanh phải gắn liền với việc giữ vững an ninh trật tự, đảm bảo quốc phòng-an ninh trên địa bàn, đảm bảo đời sống cho người lao động, nhất là công nhân người dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới. “Ở địa bàn chiến lược như Chư Prông, việc đưa đồng bào dân tộc thiểu số vào làm công nhân là hết sức cần thiết và đúng đắn”-ông Võ Toàn Thắng-Tổng Giám đốc Công ty-khẳng định.
Công ty đề ra phương châm “Công ty gắn với huyện, nông trường gắn với xã, đội sản xuất gắn với buôn làng” để có sự hỗ trợ qua lại trong giải quyết việc làm, đảm bảo tình hình an ninh chính trị, an ninh nông thôn, giúp người dân trên địa bàn thoát nghèo. Theo đó, Công đoàn Công ty thường xuyên tham mưu để lãnh đạo Công ty đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ đời sống người dân trong vùng. Cụ thể, thời gian qua, Công ty đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng làm đường giao thông, xây dựng hệ thống điện, trường học, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trạm xá, làm nhà ở cho công nhân... Chính sự quan tâm này mà đến nay, không chỉ đời sống công nhân người dân tộc thiểu số nơi vùng biên từng bước được cải thiện mà an ninh trật tự, quốc phòng-an ninh trên địa bàn Công ty đứng chân cũng được củng cố vững chắc.
Thành Trung

Có thể bạn quan tâm

Người dân Gia Lai thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp. Ảnh Lê Nam

Hướng dẫn công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC), Sở Nông nghiệp và PTNT vừa có Công văn số 798/SNNPTNT-QLCLKHCN về việc thông tin nội dung liên quan việc công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) và các ưu đãi dành cho doanh nghiệp NNUDCNC.
Đoàn giám sát đi thực tế tại Nhà máy chế biến hoa quả của Công ty cổ phần Chăn nuôi Gia Lai (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang). Ảnh: Hà Duy

Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

(GLO)- Tiếp tục chương trình giám sát về tình hình triển khai các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh giai đoạn 2018-2022, ngày 7-3, đoàn giám sát do đồng chí Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã triển khai công tác giám sát tại thị xã An Khê và huyện Mang Yang. 
Tháo gỡ “điểm nghẽn” về vốn cho doanh nghiệp

Tháo gỡ “điểm nghẽn” về vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Sáng 28-2, Ngân hàng Nhà nước (NHNN)-Chi nhánh tỉnh tổ chức hội nghị kết nối ngân hàng-doanh nghiệp năm 2023. Hội nghị tập trung làm rõ các “điểm nghẽn” trong tiếp cận nguồn vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đề ra giải pháp tháo gỡ.
 Khởi động chương trình “Đồng hành cùng doanh nghiệp”

Khởi động chương trình “Đồng hành cùng doanh nghiệp”

(GLO)- Khởi động chương trình “Đồng hành cùng doanh nghiệp” năm 2023, ngày 27-2, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức tham quan các điển hình trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tại huyện Mang Yang.

Doanh nghiệp đồng loạt xin giãn, hoãn, giữ nguyên nhóm nợ

Doanh nghiệp đồng loạt xin giãn, hoãn, giữ nguyên nhóm nợ

Giao dịch đóng băng, ngân hàng siết tín dụng, chứng khoán liên tục đỏ sàn, trong khi phải gom một lượng lớn tiền mặt để mua lại trái phiếu doanh nghiệp. Điều này đã khiến hầu hết các doanh nghiệp kiệt sức. Để tồn tại, doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị ngân hàng khoanh nợ, giãn nợ để không bị nhảy nhóm thành nợ xấu.
Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng để phát triển bền vững

Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng để phát triển bền vững

(GLO)- Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, văn hóa doanh nghiệp là công cụ để doanh nghiệp tạo nên bản sắc riêng và “ghi điểm” trong mắt đối tác. Những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp tại Gia Lai cũng dần chú ý đến vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.