Cao Bằng: Khai mạc Lễ hội Du lịch thác Bản Giốc năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lễ hội Du lịch thác Bản Giốc là sự kiện được tổ chức thường niên để giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch, vùng đất, con người Cao Bằng đến du khách, bạn bè trong nước và quốc tế.
Lễ hội thác Bản Giốc năm 2023 thu hút nhiều du khách nước ngoài đến tham quan. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN)
Lễ hội thác Bản Giốc năm 2023 thu hút nhiều du khách nước ngoài đến tham quan. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN)

Tối 6/10, Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch thác Bản Giốc 2023.

Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện 10 tỉnh, thành phố; đại diện khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, cùng hàng nghìn du khách trong và ngoài nước tham dự lễ hội.

Tại lễ hội, ông Trịnh Trường Huy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng, khẳng định với vẻ đẹp kỳ vĩ hiếm có, danh thắng quốc gia thác Bản Giốc được nhiều hãng thông tấn, báo chí trên thế giới vinh danh là thác nước lớn thứ 4 thế giới trong các thác nước nằm trên đường biên giới giữa các quốc gia; thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á; một trong những thác nước đẹp nhất thế giới; một trong 10 thác nước kỳ vĩ nhất thế giới; top 7 thác nước hùng vĩ nhất thế giới; top 7 kỳ quan thiên nhiên ở châu Á.

Lễ hội Du lịch thác Bản Giốc là sự kiện được tổ chức thường niên nhằm giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch, vùng đất, con người Cao Bằng, thông qua đó, giới thiệu, quảng bá danh thắng quốc gia thác Bản Giốc đến du khách, bạn bè trong nước và quốc tế.

Tiếp nối thành công của các mùa lễ hội trước, thỏa lòng mong chờ của bà con và du khách gần xa, Lễ hội Du lịch thác Bản Giốc năm 2023 được tổ chức trong điều kiện, cơ hội mới khi hai nước Việt Nam và Trung Quốc tổ chức vận hành thí điểm cho du khách hai bên nước qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc của Việt Nam và Đức Thiên của Trung Quốc.

Tại đêm khai mạc lễ hội đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc sắc với nhiều tiết mục văn nghệ, âm thanh, ánh sáng hoành tráng, đặc biệt là tiết mục hát Then đàn Tính với sự tham gia của 1.000 nghệ sỹ, người yêu thích hát Then đàn Tính.

Trước đó, sáng 6/10, Ủy ban Nhân dân tỉnh tổ chức Lễ rước nước cầu quốc thái dân an từ thác Bản Giốc lên chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc, bày tỏ lòng thành kính, tri ân với những bậc tiền nhân khai quốc, các anh hùng liệt sỹ; cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Với chủ đề "Về miền non nước," lễ hội tổ chức quy mô cấp tỉnh nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh quê hương, vùng đất, con người Cao Bằng nói chung, đặc biệt là giới thiệu, quảng bá danh thắng quốc gia thác Bản Giốc đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Đồng thời, cổ vũ, khuyến khích hoạt động phong trào, động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương, bảo đảm an ninh-quốc phòng, thu hút đầu tư, đẩy mạnh hoạt động thương mại biên giới...

Trong chương trình lễ hội, nhiều hoạt động đã diễn ra như trưng bày, giới thiệu sản vật, đặc sản, ẩm thực; hoạt động thể thao, trò chơi dân gian; triển lãm ảnh “Vẻ đẹp miền non nước.” Đặc biệt, trong khuôn khổ lễ hội năm nay có những hoạt động mới, lần đầu tiên được tổ chức như Trải nghiệm vườn dẻ xóm Bản Khấy; Chương trình “Hát Then-đàn Tính với sự tham gia của 1.000 người” chủ đề “Cội nguồn và bản sắc Then Tính Cao Bằng”.

Lễ rước nước thiêng từ Thác Bản Giốc lên điện chính chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN.)

Lễ rước nước thiêng từ Thác Bản Giốc lên điện chính chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN.)

Lễ rước nước thiêng cầu cho quốc thái dân an; cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, ấm no cho người dân. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN)
Lễ rước nước thiêng cầu cho quốc thái dân an; cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, ấm no cho người dân. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN)

Lễ rước nước thiêng từ Thác Bản Giốc lên điện chính chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN.)

Lễ rước nước thiêng từ Thác Bản Giốc lên điện chính chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc.(Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN)
Lễ rước nước thiêng từ Thác Bản Giốc lên điện chính chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc.(Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN)
Lễ rước nước thiêng từ Thác Bản Giốc lên điện chính chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc cầu quốc thái dân an. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN)
Lễ rước nước thiêng từ Thác Bản Giốc lên điện chính chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc cầu quốc thái dân an. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN)
Lễ rước nước thiêng từ Thác Bản Giốc lên điện chính chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN).

Lễ rước nước thiêng từ Thác Bản Giốc lên điện chính chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN).

Có thể bạn quan tâm

Du lịch chờ 'mỏ vàng' khách Trung Đông

Du lịch chờ 'mỏ vàng' khách Trung Đông

Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và các nước khác thuộc khu vực Trung Đông những ngày qua đang mở ra cơ hội cho du lịch VN đón dòng khách lớn từ thị trường Trung Đông, nơi các "đại gia" chi tiêu hào phóng nhất thế giới.

Việt Nam lọt top các quốc gia đáng du lịch nhất thế giới

Việt Nam lọt top các quốc gia đáng du lịch nhất thế giới

Trong bảng xếp hạng 20 nước tốt nhất thế giới 2024 dành cho khách du lịch do tạp chí du lịch Mỹ - Condé Nast Traveler tổng hợp, Việt Nam ở vị trí 15 với 89 điểm. Từ điểm đến đáng chú ý, giờ đây, Việt Nam đã trở thành điểm đến mà du khách quốc tế đáng để ghé thăm.

Chặn du lịch… quà tặng

Chặn du lịch… quà tặng

Những ngày qua, dư luận xôn xao trước việc các công ty xổ số kiến thiết (XSKT) tổ chức các đoàn đi tham quan, học tập kinh nghiệm “kinh doanh xổ số” ở các nước châu Âu, Trung Đông.

Khám phá trục du lịch mới, độc đáo

Khám phá trục du lịch mới, độc đáo

Đó là trục Hội An - Mỹ Sơn - Cổng Trời Đông Giang (Quảng Nam). Phía Tây của tỉnh có cảnh quan thiên nhiên, ẩm thực, văn hóa bản địa đặc sắc,nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

Những cánh đồng hoa 'biến mất' giữa mùa đẹp nhất Hà Nội

Những cánh đồng hoa 'biến mất' giữa mùa đẹp nhất Hà Nội

Những vùng trồng cúc họa mi nổi tiếng của Hà Nội đối mặt vụ mùa thất bát, phần lớn diện tích trồng cúc họa mi chuẩn bị cho thu hoạch mất trắng vì đợt mưa lũ kỷ lục vừa qua. Thung lũng hoa Hồ Tây vốn là điểm check-in yêu thích trong mùa thu Hà Nội cũng chẳng còn hoa khoe sắc.