Cần tây và hàng loạt tác dụng bất ngờ cho sức khoẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cần tây còn gọi cần cạn, cần thơm, là loại cây thảo, ưa khí hậu ẩm mát, chịu được lạnh, phát triển tốt trong các mùa đông - xuân, ngoài tác dụng trong chế biến ăn uống hàng ngày, cần tây còn có tác dụng như một loại thuốc tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

Cần tây mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Ảnh minh hoạ: Lâm Anh.
Cần tây mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Ảnh minh hoạ: Lâm Anh.
Cần tây là một loại rau xanh có hương vị thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng, nước ép cần tây mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ và làm đẹp.
Ngăn ngừa ung thư
Các chất Acid Phenolic, Flavonoids, Furanocoumarins có trong cần tây được các nhà khoa học cho rằng có liên quan đến việc ngăn chặn sự phát triển, lây lan của các tế bào ung thư, giúp phòng ngừa các bệnh ung thư hiệu quả.
Kháng viêm hiệu quả
Cần tây có tính kháng viêm cao nhờ có chứa hợp chất hữu cơ polyacetylene có tác dụng ức chế viêm cấp tính trong các bệnh về xương như viêm xương khớp, bệnh gút, viêm khớp dạng thấp…
Lợi tiểu
Chất natri và kali trong cần tây có vai trò điều tiết chất lỏng trong cơ thể nên có tác dụng lợi tiểu. Ngoài ra, loại rau này còn hỗ trợ việc sản xuất nước tiểu và giúp cơ thể của bạn khỏe mạnh hơn.
Phòng ngừa rối loạn tiêu hoá
Nhờ chứa nhiều chất xơ nên cần tây có khả năng chữa chứng rối loạn tiêu hoá và giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Giúp ngủ ngon giấc
Ăn cần tây có thể giúp bạn điều trị rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ hiệu quả. Hàm lượng magie cũng như tinh dầu trong rau có tác dụng làm dịu thần kinh. Nhờ đó, bạn có thể thư giãn và ngủ ngon giấc.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Cần tây chứa rất ít calo nhưng lại nhiều chất xơ giúp bạn có cảm giác no lâu. Từ đó, bạn sẽ kiểm soát được cơn thèm ăn và giảm cảm giác đói bụng. Khi kết hợp việc thường xuyên uống nước ép hoặc ăn cần tây với tập thể dục đều đặn, bạn sẽ nhanh chóng giảm cân thành công.
Điều hoà huyết áp
Theo Đông y, cần tây có vị ngọt đắng, tính lương mát, có tác dụng bình can thanh nhiệt, mát gan, cải thiện thần kinh, mát phổi cầm ho, trừ phong thấp, cầm máu, giải độc. Có thể dùng trị tăng huyết áp, kèm các chứng chóng mặt hoa mắt đau đầu, mặt hồng mắt đỏ; xơ cứng mạch máu, thần kinh suy nhược, kinh nguyệt không đều...
Giúp bạn có làn da đẹp
Cần tây có hàm lượng nước và chất chống oxy hóa cao nên rất tốt cho việc thanh lọc cơ thể và làm sạch làn da. Chất chống oxy hóa trong cần tây cũng giúp loại bỏ các gốc tự do có hại, giúp đào thải độc tố trong cơ thể và ngăn chặn các tế bào da bị tổn thương.
Bên cạnh đó, cần tây chứa nhiều vitamin A, B, C, K, niacin và folate rất cần thiết cho việc chữa lành các tổn thương da và tăng cường sức khỏe của da. Những vitamin này cũng giúp sản xuất collagen và nuôi dưỡng da. Do đó, nếu thường xuyên uống nước ép rau cần tây hoặc dùng trong các món ăn, sẽ có được làn da mịn màng, tươi trẻ đấy.
LÂM ANH - BẢO BÌNH (T/H/LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.