Cách chữa vết loét miệng và giảm đau nhanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lở miệng cho thấy cơ thể bạn đang trong tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, bị nhiệt, táo bón, dư thừa a xít hoặc thiếu dưỡng chất.
 

 

Khi bạn bị lở loét ở giữa lưỡi, đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung vitamin B (có trong cá, thịt gia cầm, thịt, trứng hoặc các chế phẩm từ sữa). Nếu bị lở miệng liên tục kèm chảy máu nướu răng, bạn cần tăng cường nạp a xít folic (từ cải bó xôi, măng tây, bông cải xanh, cam, nho, bơ...), vitamin C (từ cam, quýt, ổi, đu đủ...) và bioflavonoid (từ dâu tây, bông cải xanh, tỏi, cam quýt, xoài, đu đủ...).

Bên cạnh đó, có một số cách chữa vết loét miệng và giảm đau nhanh như sau:

Dùng baking soda (bột nở). Tính chất kiềm trong bột nở khử a xít gây đau nhức. Bột nở cũng giúp diệt vi khuẩn, giảm viêm, giúp vết loét mau lành. Bạn có thể thử phương pháp điều trị tại gia này bằng cách súc miệng bằng 1 muỗng bột nở pha với nửa chén nước. Lắc đều hỗn hợp này rồi mới súc miệng. Thực hiện 2 lần/ngày.

Nhai rau húng quế chữa loét miệng hiệu quả. Bạn chỉ cần nhai vài lá húng quế cùng với nước khoảng 3 - 4 lần/ngày, giúp ngăn loét miệng tái phát.

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, giúp làm dịu vết loét và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Mật ong có khả năng làm giảm sẹo cũng như đẩy nhanh quá trình tăng trưởng mô mới. Thoa mật ong trộn với bột nghệ lên vết loét, vết thương sẽ mau lành.

Hoa cúc có đặc tính khử trùng, có thể dùng súc miệng vì giúp loại bỏ vết lở loét. Lấy một ít hoa cúc đặt vào ly nước, ngâm và dùng nước này súc miệng 2 lần/ngày.

Bạn có thể đặt một túi trà ướt lên chỗ bị loét. Trà đen chứa tannin có khả năng làm giảm đau.

Lấy một ít lá rau mùi nghiền nát để tạo thành nước. Sau đó, thoa nước này lên vết loét miệng. Tương tự với lá ổi. Liệu pháp này giúp chữa lành vết loét nhanh chóng.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.