Các tỷ phú VN mất nghìn tỷ trong ngày đàm phán Mỹ Triều không đạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều kết thúc theo cách không ai mong muốn đã khiến VN-Index lao dốc mạnh khi giảm giảm 24,80 điểm (2,5%) và lùi về 965,47 điểm khi kết thúc phiên 28/02. Đồng nghĩa với việc các tỷ phú chứng khoán mất đi hàng nghìn tỷ đồng sau khi kết thúc phiên giao dịch.
Với việc cổ phiếu VIC của Vingroup giảm 3.400 đồng (2,9%) về 114.000 đồng/cp, người giàu nhất Việt Nam, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã mất đi 6.341 tỷ đồng khi tài sản là giá trị cổ phiếu VIC do ông nắm giữ còn 212.631 tỷ đồng.
Tài sản của người giàu thứ hai trên TTCK, tỷ phú Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT Techcombank (TCB), Phó Chủ tịch HĐQT Masan Group (MSN) – cũng hao hụt lớn khi cả TCB và MSN lần lượt giảm 2,6% và 1,1%.
Cụ thể, giá trị cổ phiếu TCB và MSN do ông Hồ Hùng Anh nắm giữ lần lượt giảm 27,516 tỷ đồng và 247,298 tỷ đồng, kéo theo tổng tài sản “bốc hơi” 274,815 tỷ đồng. Hiện tổng giá trị cổ phiếu TCB và MSN do ông Hùng Anh nắm giữ là 23.026 tỷ đồng.
TCB và MSN giảm giá cũng khiến cho người giàu thứ ba trên sàn chứng khoán là ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch MSN, Phó Chủ tịch TCB- mất đi 258,769 tỷ đồng, còn 22.668 tỷ đồng.
 
Top 5 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt.
Với nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, người đại diện cho Vietjet Air trực tiếp ký hợp đồng mua máy bay với Boeing hôm 27/02, cổ phiếu HDB của HDBank và VJC của Vietjet Air cùng giảm giá trong phiên 28/2 với mức giảm lần lượt 2% và 1,1%.
Theo đó, mặc dù vẫn đứng ở vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng người giàu nhất sàn chứng khoán Việt, nhưng tài sản của bà Thảo đã hao hụt 645 tỷ đồng còn 21.131 tỷ đồng.
Người đứng cuối cùng trong top 5 người giàu nhất sàn chứng khoán là ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát. Với mức giảm 2,3%, cổ phiếu HPG lùi về mức giá 33.600 đồng/cp khiến tài sản của ông Long giảm 427 tỷ đồng, còn 17.948 đồng/cp.
Thực tế, cổ phiếu HPG cũng đã có chuỗi phiên tăng giá ấn tượng kể từ ngày 11/02 với 10 phiên tăng và 4 phiên giảm giá.
Ngân Giang (Infonet)

Có thể bạn quan tâm

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

(GLO)-Niên vụ ép mía 2024-2025 dù gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, bảo hiểm giá thu mua… Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai về đích sớm so với kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng mía. 

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

(GLO)- Chi cục Thuế khu vực XIV vừa có Công văn gửi các doanh nghiệp, tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông về việc tuyên truyền Nghị định số 82/2025/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025.

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.