Các nhà khoa học Israel tìm ra thuốc kháng virus "có thể ngăn Covid-19"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một nhóm khoa học gia Israel khẳng định một loại thuốc kháng virus từng được sử dụng để điều trị HIV có thể điều trị Covid-19 an toàn và hiệu quả, báo The Jerusalem Post đưa tin ngày 14-9.
Công ty Code Pharma, trụ sở Hà Lan nhưng có văn phòng nghiên cứu và phát triển ở Israel, đã hoàn tất thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 đối với thuốc Codivir trong điều trị Covid-19.
Quá trình thử nghiệm giai đoạn 2 dự kiến bắt đầu vào tháng tới, với sự tham gia của khoảng 150 bệnh nhân đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Tây Ban Nha, Brazil và Nam Phi.
Theo Giám đốc điều hành (CEO) Code Pharma Zyon Ayni, mục tiêu của họ là hoàn tất thử nghiệm giai đoạn 2 trong 3-6 tháng rồi xin cấp phép sử dụng khẩn cấp thuốc Codivir .
Quá trình thử nghiệm giai đoạn 1 vừa hoàn thành tại Brazil dưới sự phê chuẩn của Ủy ban Đạo đức Nghiên cứu Quốc gia (CONEP). 12 bệnh nhân trong độ tuổi 18-60, với các triệu chứng Covid-19 từ nhẹ đến trung bình, đã tham gia vào cuộc thử nghiệm này. Bảy trong số này được xét nghiệm Covid-19 2 ngày/lần kể từ thời điểm tiêm Codivir. Họ được tiêm 2 liều/ngày trong 10 ngày.

Thuốc kháng virus dạng tiêm Codivir. Ảnh: The Jerusalem Post
Thuốc kháng virus dạng tiêm Codivir. Ảnh: The Jerusalem Post
Ông Shlomo Maayan, giám đốc đơn vị phụ trách bệnh truyền nhiễm của Trung tâm Y tế Barzilai (Brazil), khẳng định 5 trong số 7 bệnh nhân được tiêm Codivir cho thấy tải lượng virus giảm mạnh trong thời gian điều trị. 
Codivir ức chế đáng kể sự nhân lên của virus ở tất cả bệnh nhân, với tác dụng kháng virus được ghi nhận sớm nhất là 3 ngày sau khi tiêm.
Trong bối cảnh tỉ lệ lây nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng cao trên toàn thế giới, Code Pharma đang chuẩn bị để xin cấp phép sử dụng khẩn cấp sản phẩm của họ ở nhiều quốc gia ngay khi quá trình thử nghiệm giai đoạn 2 kết thúc, CEO Ayni cho biết. Hãng dược này cũng đã lên kế hoạch sản xuất quy mô lớn Codivir tại nhiều địa điểm trên toàn thế giới.

Giám đốc điều hành (CEO) của Công ty Code Pharma, ông Zyon Ayni. Ảnh: The Jerusalem Post
Giám đốc điều hành (CEO) của Công ty Code Pharma, ông Zyon Ayni. Ảnh: The Jerusalem Post
Cao Lực (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.