Bùng nổ ca bệnh nhiễm giun lây từ thú cưng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh nhân bị nhiễm giun đũa chó mèo tăng đột biến, là người nuôi thú cưng. Ấu trùng này di chuyển đến các bộ phận cơ thể, gây bệnh ở não, phổi.

"Có nhiều bệnh lây từ ký sinh trùng, côn trùng do ăn thức ăn tái, gỏi, tiết canh, rau thủy canh chưa nấu chín. Đặc biệt, một số bệnh mới nổi, ghi nhận ca bệnh tăng cao như: nhiễm sán, ấu trùng giun đũa chó, mèo do nuôi thú cưng".

Ôm ấp thú cưng dễ nuốt phải trứng giun chó, mèo. Ảnh NIMPE

Ôm ấp thú cưng dễ nuốt phải trứng giun chó, mèo. Ảnh NIMPE

Thông tin trên được tiến sĩ Hoàng Đình Cảnh, Viện trưởng Viện Sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng T.Ư (NIMPE), Bộ Y tế, cho biết hôm nay 27.3, tại hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024. Hội nghị do Bộ Y tế và Bộ NN-PTNT tổ chức.

"Các ca bệnh nhiễm giun đũa chó mèo đang bùng nổ, đặc biệt là có nguyên nhân do nuôi thú cưng, thường xuyên ôm ấp thú cưng. Khi ôm, ngủ cùng thú cưng, người nuôi dễ nuốt phải trứng giun đũa chó mèo", ông Cảnh khuyến cáo.

Trong người, trứng giun đũa chó mèo không thể phát triển thành giun mà ở dạng ấu trùng. Các ấu trùng này đi đến phổi, não, gan…, đặc biệt gây ngứa ở da.

Riêng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc NIMPE), là bệnh viện chuyên khoa điều trị về bệnh ký sinh trùng côn trùng, trong năm 2023 đã điều trị 15.527 bệnh nhân bị nhiễm giun đũa chó mèo. Ước tính cả nước có 30.000 người bị bệnh do nhiễm giun đũa chó, mèo tại các cơ sở y tế trên cả nước.

Giun đũa chó, mèo (toxocara canis) khi trên vật chủ (sống trong ruột chó, mèo) sẽ đẻ trứng. Trứng giun theo phân ra ngoài môi trường, người nuốt phải trứng này, do quá trình ăn uống vệ sinh cá nhân không đảm bảo, do ôm ấp thú cưng.

Sau khi nuốt trứng vào cơ thể, các ấu trùng giun sẽ đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh.

Ông Cảnh cũng lưu ý, Việt Nam có nhiều người nhiễm sán lá gan nhỏ, có nơi 65% dân số nhiễm sán lá gan nhỏ, đặc biệt những địa phương có thói quen ăn tái, gỏi. Ước tính mỗi năm có 1 triệu người nhiễm sán này. Hiện, sán lá gan đã ghi nhận tại 32 tỉnh, thành.

Tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, nhiều người từng được chẩn đoán u, ung thư não, gan, phổi nhưng nguyên nhân chính xác là ổ ấu trùng giun, sán.

Theo khuyến cáo của Viện Sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng T.Ư, để phòng nhiễm sán, người dân cần ăn chín, không ăn đồ tái sống. Với người nuôi thú cưng, cần tẩy sạch giun cho vật nuôi và đặc biệt là quản lý tốt phân từ chúng, bởi đây là nguồn chứa trứng giun đũa. Nếu vệ sinh không sạch sẽ, người nuôi rất dễ nhiễm trứng giun.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.