“Bữa sáng yêu thương” ở Trung tâm Y tế huyện Ia Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 7 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, điều dưỡng Nguyễn Thị Tâm (Phòng Điều dưỡng-Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã nấu hàng ngàn suất ăn sáng cho bệnh nhân nghèo với mong muốn tiếp thêm động lực để người bệnh vượt qua khó khăn, yên tâm điều trị bệnh.
Chị Nguyễn Thị Tâm (bìa trái) cẩn thận đóng hũ từng suất ăn sáng trước khi phát cho bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Chị Nguyễn Thị Tâm (bìa trái) cẩn thận đóng hũ từng suất ăn sáng trước khi phát cho bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Từ sáng sớm, hàng chục bệnh nhân cùng người nhà đã đợi sẵn tại sân Trung tâm Y tế huyện Ia Pa để nhận những suất ăn sáng miễn phí của nhóm thiện nguyện A Di Đà Phật trao tặng. Không để bà con chờ đợi lâu, chị Tâm thoăn thoắt đóng hộp, trao tận tay từng bệnh nhân những phần cháo nóng hổi. Mồ hôi vã ra trên trán nhưng nụ cười không ngừng tắt trên môi, chị vui vẻ hỏi thăm sức khỏe từng bệnh nhân kèm lời chúc họ mau khỏe, sớm trở về với gia đình. Nhiều bệnh nhân lớn tuổi thường xuyên điều trị tại đây đã coi chị như người thân, tay bắt mặt mừng, cảm ơn chị.

Có được sự thân quen ấy bởi chị Tâm công tác tại Trung tâm Y tế huyện Ia Pa 16 năm qua. Là huyện nghèo của tỉnh, người dân đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số nên khi nhập viện, bà con gặp khó khăn trăm bề. Quãng đường di chuyển từ nhà lên Trung tâm quá xa, nhiều bệnh nhân cùng người nhà phải ở lại viện dài ngày, có bệnh nhân ở một mình không có người thân chăm sóc. Thấu hiểu hoàn cảnh của bệnh nhân, chị Tâm nhen nhóm ý tưởng nấu “Bữa sáng yêu thương” tại nơi mình công tác .

Nghĩ là làm, từ tháng 10-2023 đến nay, mỗi thứ 6 hàng tuần, chị Tâm cùng các thành viên trong nhóm thiện nguyện A Di Đà Phật nấu bữa ăn sáng miễn phí cho bệnh nhân tại Trung tâm y tế huyện Ia Pa. Chị Tâm cho biết: Nhóm thiện nguyện A Di Đà Phật được thành lập đầu tiên tại huyện Phú Thiện. Sau một thời gian hoạt động, hiện nhóm chia thành 3 nhóm nhỏ, chuyên nấu bữa ăn sáng miễn phí cho các bệnh nhân nghèo; trong đó 1 nhóm triển khai vào thứ 6 hàng tuần tại Trung tâm Y tế huyện Phú Thiện; 1 nhóm triển khai tại Bệnh viện Nhi tỉnh vào mùng 1 và 15 hàng tháng. Riêng nhóm A Di Đà Phật huyện Ia Pa gồm 4 thành viên do chị Tâm làm tổ trưởng, trao tặng “Bữa sáng yêu thương” cho bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện cũng vào thứ 6 hàng tuần. Tuy hoạt động tại các địa phương khác nhau song 3 nhóm vẫn luôn hỗ trợ nhau trong hoạt động.

Để có kinh phí hoạt động, mỗi thành viên trong nhóm đóng góp 100.000 đồng/tháng gây quỹ. Bên cạnh đó, nhóm huy động sự ủng hộ của các nhà hảo tâm trên khắp mọi miền Tổ quốc. Tuy nhóm có 4 người nhưng do bận công việc gia đình, nương rẫy nên chị Tâm đóng vai trò chính. Nhà cách cơ quan gần 30 km, đi về trong ngày, để chủ động những khi chỉ có một mình, thứ 5 hàng tuần chị ngủ lại cơ quan chuẩn bị nguyên liệu. Buổi tối, chị ngâm gạo sẵn và hầm củ, thịt. 4 giờ sáng thứ 6 chị thức dậy nấu cháo; 5 giờ múc cháo vào hộp và khoảng 6 giờ bắt đầu phát cháo cho bệnh nhân để 7 giờ kịp làm công việc chuyên môn. “Với tôi, từ thiện ở đâu không quan trọng miễn nơi ấy có khó khăn. Nụ cười trên khuôn mặt bệnh nhân khi nhận từng suất ăn sáng miễn phí là động lực giúp tôi tiếp tục hành trình thiện nguyện của mình”-chị Tâm trải lòng.

Chị Tâm (bìa trái) niềm nở trao từng suất ăn sáng cho bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Chị Tâm (bìa trái) niềm nở trao từng suất ăn sáng cho bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Để bệnh nhân nào cũng có cơ hội được nhận phần ăn sáng miễn phí, chiều thứ 5 hàng tuần, chị Tâm nắm số lượng bệnh nhân đang điều trị để chuẩn bị nguyên liệu phù hợp. Thông thường, “Bữa sáng yêu thương” duy trì 100 suất ăn sáng mỗi tuần, tuy nhiên có thời kỳ cao điểm, nhóm nấu tới 200-250 suất ăn sáng. Thi thoảng nhóm có đổi sang bánh ướt hoặc cháo thịt bò nhưng để đảm bảo tất cả bệnh nhân và người nhà đều có thể ăn được, kể cả bệnh nhân mới phẫu thuật thì cháo thịt bằm củ quả vẫn là lựa chọn tối ưu nhất của nhóm.

Nhận 3 phần ăn sáng miễn phí cho mình và 2 con nhỏ, chị Đinh Adơn (thôn Bi Gia, xã Pờ Tó) bộc bạch: “Con trai lớn bị sốt nhưng vì con trai thứ 2 mới hơn 1 tuổi, để ở nhà không ai chăm nên tôi phải đưa vào viện cùng. 2 ngày nay, tôi mua cháo gói rồi xin nước sôi pha cho con ăn. Sáng nay được nhận cháo từ thiện, mấy đứa nhỏ mừng lắm, ăn ngon lành. Cảm ơn điều dưỡng Tâm nhiều”.

Còn bà Lê Thị Lựu (thôn 2, xã Kim Tân) chia sẻ: “Tôi bị cao huyết áp nên ra vào viện thường xuyên. Chồng con mùa này bận đi rẫy nên tôi ở viện một mình. Biết chị Tâm phát cháo vào sáng thứ 6 hàng tuần nên hôm nay tôi dậy sớm, xuống phụ chị Tâm múc cháo. Vận động xong thấy người khỏe ra, lại được 2 phần cháo vừa ăn sáng vừa để dành ăn trưa. Cháo ngon, ai ăn cũng tấm tắc khen chị Tâm nấu ăn giỏi”.

Bác sĩ Huỳnh Ngọc Thiên-Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ia Pa-cho biết: Công tác tại Trung tâm nhiều năm qua, điều dưỡng Nguyễn Thị Tâm không chỉ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà còn tích cực tham gia vào công tác thiện nguyện. Ngoài nấu bữa ăn sáng miễn phí cho bệnh nhân, với vai trò là Tổ trưởng Tổ công tác xã hội của Trung tâm, chị Tâm thường xuyên kêu gọi hỗ trợ nhu yếu phẩm cho bệnh nhân nghèo. Hiện Tổ công tác xã hội đang duy trì “Tủ quần áo 0 đồng”, mở cửa 1 lần/tuần nhằm giúp đỡ bệnh nhân lúc khó khăn. Các hoạt động ý nghĩa này đang góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.