“Bóng hồng di sản”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong sinh hoạt diễn tấu cồng chiêng của đồng bào Bahnar, Jrai ở Tây Nguyên, phụ nữ thường chỉ tham gia đội hình múa xoang, các vị trí còn lại đều do nam giới đảm nhận. Tuy nhiên, những năm gần đây, cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều các đội chiêng nữ, một số buôn làng cũng xuất hiện các tay trống và pơtual (múa hề) nữ. Những “bóng hồng di sản” này tạo nên sự khác lạ, góp phần bảo tồn cồng chiêng đầy sáng tạo và mới mẻ.

Dịu dàng trống nữ

Chương trình phục dựng lễ mừng năm mới của đồng bào Bahnar sinh sống tại làng Krông Hra (xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) vào cuối tháng 3-2023 mang đến cho khách phương xa cảm nhận thật đặc biệt. Khá lâu rồi, chúng tôi mới được “lạc” vào một không gian nguyên sơ đến vậy, từ nghi thức truyền thống, nếp nhà rông đến trang phục thổ cẩm, rượu cần, cồng chiêng cùng không khí hội hè miên man… Và trong không gian ấy bỗng bật lên một nét phá cách khiến ai cũng phải chú ý: người cầm dùi gõ lên mặt trống những thanh âm mạnh mẽ, vang rền kia lại là một cô gái trẻ xinh đẹp chứ không phải một thanh niên như thông thường. Cùng với thanh âm trầm hùng, thôi thúc, cô thổi thêm vào tiếng trống sự mềm mại đến lạ kỳ, thu hút sự dõi theo của mọi người.

Tay trống nữ Đinh Thị Hiền (làng Krông Hra, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ). Ảnh: Lam Nguyên

Tay trống nữ Đinh Thị Hiền (làng Krông Hra, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ). Ảnh: Lam Nguyên

Trò chuyện cùng chúng tôi, Đinh Thị Hiền (20 tuổi) cho biết, đội chiêng của làng Krông Hra gồm 45 thành viên; cô đảm nhận vị trí đánh trống 2 năm nay. Lý do cũng thật tình cờ: Chỉ vì thiếu người chơi trống, thấy Hiền thích và lại có khả năng nên cả đội cho cô tập luyện, thử sức. Người già trong làng gật đầu khen ngợi, dân làng cũng ưng bụng nên Hiền thành “biên chế” cứng.

Trong một đội cồng chiêng, tiếng trống đóng vai trò giữ nhịp cho cả đội nên người cầm dùi phải tập trung, chuẩn chỉnh. Khi tiếng trống vang lên, những chiếc cồng chiêng đồng thanh hưởng ứng nhịp nhàng. Dù vậy, cô gái trẻ hầu như không hề lúng túng mà tự tin hòa nhịp, cứ như được bản năng dẫn đường. Hiền cho hay, trong làng còn vài chị em nữa cũng có thể đảm nhận vị trí này.

Những nữ pram, pơtual “độc lạ”

Như đã thành lệ, trong thành phần của một đội cồng chiêng ở Tây Nguyên, ngoài chiêng và xoang thường có sự xuất hiện của các pram (nghệ nhân hóa trang) và pơtual (múa hề). Xưa kia, họ chủ ý hóa trang với bùn đất, rơm rạ, mặt nạ gỗ hay dùng màu tô vẽ khuôn mặt để dọa dẫm, xua đuổi thú dữ. Cuộc sống thay đổi, các pram và pơtual cũng biến cải, trở thành những nhân vật mới khuấy động không khí, gây cười, thu hút sự chú ý của đám đông.

Tham gia không ít liên hoan cồng chiêng, ngày hội văn hóa, chúng tôi chưa từng gặp pơtual hay pram nữ. Vì vậy, khi đến với Ngày hội văn hóa các dân tộc toàn tỉnh lần thứ II-2023 diễn ra trong 2 ngày 14 và 15-4 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku), chúng tôi hết sức bất ngờ khi gặp 1 pơtual nữ, 1 pram nữ biểu diễn trong đoàn nghệ nhân huyện Ia Pa. Một người đeo mặt nạ gỗ, một người bôi than, vẽ màu trên mặt trông khá lạ lẫm. Họ dẫn đầu, tay cầm gậy, chân nhảy theo nhịp chiêng. Pơtual nữ liên tục làm trò hề bằng cách nhe răng, thè lưỡi, trợn mắt, chòng ghẹo khán giả xung quanh khiến ai nấy đều ngạc nhiên, thích thú. Đội cồng chiêng nối gót phía sau với những thanh âm hào hứng, rộn rã, thu phục cảm xúc người xem.

Chị Đinh H’Nơ (trái), nữ pơtual của đoàn nghệ nhân huyện Ia Pa. Ảnh: Lam Nguyên

Chị Đinh H’Nơ (trái), nữ pơtual của đoàn nghệ nhân huyện Ia Pa. Ảnh: Lam Nguyên

Kết thúc phần trình diễn, chị Đinh H’Nơ (làng Đrơn, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) dành cho chúng tôi một cuộc trò chuyện. Lâu nay ít có chị em hóa trang thành pơtual vì sợ xấu, nhưng chị thì không. Chị trình diễn ngẫu hứng chứ không bài bản gì cụ thể. “Thấy người ta càng cười, mình càng thích làm trò. Đàn bà, đàn ông, trẻ con trong làng bảo thấy mình diễn họ rất thích dù vừa vui, vừa sợ”-chị H’Nơ nói. Không chỉ mang đến tiếng cười sảng khoái cho người lớn, có lần chị còn khiến con nít sợ đến khóc thét. “Có đứa ôm vai mẹ khóc òa, mình sợ quá nên chạy qua chỗ khác”-nữ pơtual chia sẻ về một kỷ niệm đáng nhớ.

Chị H’Nơ vui vẻ cho biết thêm, pơtual và pram nữ là “đặc sản” của làng Đrơn, không làng nào khác ở Pờ Tó có được. Với phần trình diễn được du khách đón nhận, cổ vũ bằng tất cả sự yêu mến, chị H’Nơ và cả đội thấy rất tự hào. Chị khẳng định: “Ngày hội này năm sau, mình sẽ tiếp tục có mặt”.

Có thể bạn quan tâm

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.