Bộ Y tế bổ sung đậu mùa khỉ vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Bộ Y tế vừa quyết định bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B ban hành ngày 9-11 gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Việt Nam bổ sung đậu mùa khỉ vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B. Ảnh minh họa
Việt Nam bổ sung đậu mùa khỉ vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B. Ảnh nguồn internet

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương vừa ký Quyết định số 3044/QĐ-BYT của Bộ Y tế bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B ban hành ngày 9-11 căn cứ trên đề xuất của Cục Y tế Dự phòng; Các hoạt động phòng-chống bệnh được thực hiện theo quy định của luật Phòng-chống bệnh truyền nhiễm và căn cứ vào tính chất nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ.

Tại Việt Nam, các bệnh truyền nhiễm được phân làm 3 nhóm gồm A, B, C. Trong đó, nhóm A là các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh bao gồm các bệnh bại liệt, cúm gia cầm A/H5N1, bệnh đậu mùa, bệnh Covid-19, bệnh sốt vàng…

Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong gồm bệnh do virus Adeno, bệnh do virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), bạch hầu, cúm, bệnh dại, ho gà, lao phổi, sốt xuất huyết, sốt rét, sởi, bệnh tay chân miệng, thủy đậu…

Trong nhóm C, các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh (giang mai, lậu, bệnh sốt mò, sán lá gan, sốt xuất huyết do virus Hanta…).

Bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu. Các triệu chứng thường thấy của bệnh đậu mùa khỉ như: sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần.

 

G.B

Có thể bạn quan tâm

Mỗi năm 6 triệu người chết, thuốc lá là nguyên nhân chính gây tử vong trên thế giới

Mỗi năm 6 triệu người chết, thuốc lá là nguyên nhân chính gây tử vong trên thế giới

(GLO)- Ngày 26-9, tại TP. Pleiku, Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với Quỹ phòng-chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Y tế Gia Lai tổ chức Hội thảo khoa học phổ biến một số kết quả nghiên cứu về phòng-chống tác hại của thuốc lá với sự tham dự của hơn 150 đại biểu trong và ngoài tỉnh.
Quan tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai quan tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (Gia Lai) đã tích cực triển khai chiến dịch truyền thông lồng ghép, cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao nhận thức người dân trong chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Cảnh báo chấn thương mắt do tai nạn lao động

Cảnh báo chấn thương mắt do tai nạn lao động

(GLO)- Trong 2 ngày (18 và 19-9), Bệnh viện Mắt quốc tế Sài Gòn-Gia Lai tiếp nhận 2 ca cấp cứu chấn thương mắt do tai nạn lao động. Trước đó, đơn vị cũng từng tiếp nhận nhiều ca tương tự với các chấn thương mắt phức tạp, nguy hiểm.
Chư Păh khám sàng lọc bệnh lao miễn phí trong cộng đồng

Chư Păh khám sàng lọc bệnh lao miễn phí trong cộng đồng

(GLO)- Từ ngày 9-9 đến 23-9, Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Gia Lai phối hợp với các cấp chính quyền địa phương huyện Chư Păh triển khai Sự kiện X-quang lưu động tại cộng đồng nhằm sàng lọc, phát hiện và quản lý điều trị bệnh lao cho toàn bộ người dân tại 14 xã/thị trấn của huyện Chư Păh.