Bộ TT-TT công bố danh sách các nền tảng số quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Danh sách nền tảng số quốc gia bao gồm các nền tảng số, hệ thống thông tin, ứng dụng do bộ, ngành đầu tư, triển khai sử dụng toàn quốc từ T.Ư đến các địa phương… nhằm phục vụ nghiệp vụ, chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành tại địa phương.

Ngày 16.7, Bộ TT-TT đã công bố danh sách các nền tảng số quốc gia do các bộ, ngành triển khai trên toàn quốc để địa phương khai thác.

Bộ TT-TT đã công bố danh sách 103 nền tảng số quốc gia do các bộ, ngành triển khai trên toàn quốc để địa phương khai thác, tránh trùng lặp

Bộ TT-TT đã công bố danh sách 103 nền tảng số quốc gia do các bộ, ngành triển khai trên toàn quốc để địa phương khai thác, tránh trùng lặp

Theo đó, có 103 nền tảng được các bộ, ngành triển khai. Dẫn đầu là Bộ Tài chính với 31 nền tảng, hệ thống thông tin; Bộ Công an có 11 nền tảng, hệ thống thông tin; Bộ Xây dựng có 10 nền tảng, hệ thống thông tin.

Các bộ: Nội vụ, GTVT, Tư pháp đều có 9 nền tảng, hệ thống thông tin đã triển khai; tiếp theo là Bộ KH-ĐT, Bộ GD-ĐT có 7 nền tảng, hệ thống thông tin.

Bộ Quốc phòng có 3 nền tảng; Bộ KH-CN có 2 nền tảng; Thanh tra Chính phủ có 2 nền tảng, hệ thống thông tin…

Đáng chú ý, còn nhiều bộ, ngành chưa công bố nền tảng như: Bộ Ngoại giao, Bộ LĐ-TB-XH, Bộ Công thương, Bộ TN-MT, Bộ NN-PTNT, Bộ VH-TT-DL…

Danh sách nền tảng số quốc gia bao gồm các nền tảng số, hệ thống thông tin, ứng dụng do bộ, ngành đầu tư, triển khai sử dụng toàn quốc từ T.Ư đến các địa phương, như: hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư, hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp…

Các nền tảng số quốc gia này là nền tảng phục vụ nghiệp vụ, chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành tại địa phương; là công cụ hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, cá nhân làm việc; hỗ trợ cung cấp thông tin, chỉ đạo điều hành từ T.Ư đến địa phương; hỗ trợ địa phương cập nhật thông tin, báo cáo, thống kê cho bộ, ngành.

Bộ TT-TT đề nghị các bộ, ngành cập nhật kịp thời danh sách các nền tảng khi có sự thay đổi; rà soát và kết nối các nền tảng số trong danh mục với nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu quốc gia để chia sẻ, trao đổi dữ liệu với các nền tảng của địa phương.

Đối với các địa phương, tích cực khai thác, sử dụng các nền tảng do các bộ, ngành triển khai. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc đề nghị liên hệ với đầu mối vận hành nền tảng trong danh mục để được hỗ trợ; đồng thời chủ động triển khai các giải pháp chuyển đổi số của mình; tránh triển khai chồng lấn, trùng lặp với các nền tảng số do các bộ, ngành đã công bố.

Bộ TT-TT lưu ý các bộ, ngành chưa công bố cần khẩn trương rà soát và gửi Bộ TT-TT công bố. Nếu không công bố mà các địa phương triển khai chồng lấn, trùng lặp thì phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ.

Theo Bộ TT-TT, thời gian qua tồn tại nhiều phần mềm, ứng dụng quản lý được các cơ quan nhà nước triển khai đến người dân như: VNeID, VssID, sổ sức khỏe điện tử… Bộ TT-TT đã đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, tăng cường tính liên kết giữa các ứng dụng, nền tảng số này.

Cụ thể, Bộ TT-TT đã ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, giúp xác định các thành phần dùng chung ở T.Ư và địa phương, mô hình kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia;

Cạnh đó, Bộ Công an đã đưa vào vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử (VNeID) đã mang lại sự thuận tiện khi người dân không phải kê khai thông tin nhân thân nhiều lần bằng bản giấy, có thể sử dụng 1 tài khoản VNeID để đăng nhập nhiều ứng dụng, dịch vụ thay vì phải nhớ nhiều tài khoản khác nhau.

Trong thời gian tới, Bộ TT-TT sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển các nền tảng số quy mô quốc gia theo hướng dùng chung, tránh trùng lặp, tăng cường tính liên kết giữa các ứng dụng, nền tảng số, thúc đẩy chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Việc áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 góp phần cải thiện và nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của CQHCNN trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nhật Hào

Gia Lai áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015

(GLO)-Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 2555/KH-UBND về triển khai hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2025.