Bộ GD-ĐT thử nghiệm Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 8-11, tại Trường Mầm non Hoa Phong Lan (phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức tập huấn về thử nghiệm Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền-chuyên viên Vụ Giáo dục Mầm non chủ trì buổi tập huấn. Tham gia tập huấn còn có các chuyên gia của Trung ương; 40 cán bộ quản lý, giáo viên mầm non cốt cán với tư cách là đánh giá viên, hỗ trợ viên ngôn ngữ thuộc một số trường học trên địa bàn TP. Pleiku, Mang Yang, Đak Đoa, Kbang, Kông Chro, Krông Pa, Chư Sê, Chư Păh và Chư Prông.

Quang cảnh buổi tập huấn. Ảnh: Mộc Trà
Quang cảnh buổi tập huấn. Ảnh: Mộc Trà

Tại buổi tập huấn, các chuyên gia Trung ương đã tập trung hướng dẫn về kỹ năng sử dụng bộ công cụ đánh giá và quy trình thử nghiệm thực hiện các bài tập đánh giá trẻ theo dự thảo chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi mới. Theo đó, mỗi trẻ 5 tuổi sẽ được đánh giá qua 5 kết quả khác nhau; trong đó có 3 kết quả đánh giá trực tiếp là sự phát triển về thể chất-vận động, 6 lĩnh vực phát triển toàn diện, quan sát một hoạt động tạo hình của trẻ và 2 kết quả gián tiếp thông qua phiếu hỏi từ cha mẹ, giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ. 

Được biết, Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi đã được ban hành từ năm 2010 theo Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, thực tiễn thay đổi đòi hỏi cần có Bộ chuẩn mới để phù hợp với Luật Giáo dục 2019 cũng như tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của trẻ em về nhận thức, sức khỏe, thể lực, ngôn ngữ… Theo dự thảo chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, cấu trúc của bộ chuẩn mới gồm 6 lĩnh vực: Thể chất, Tình cảm-Quan hệ xã hội, Ngôn ngữ và Giao tiếp, Nhận thức, Thẩm mỹ, Tiếp cận với việc học; gồm 22 chuẩn và 68 chỉ số. 

Thử nghiệm đánh giá trẻ em 5 tuổi về sự phát triển thể chất tại buổi tập huấn. Ảnh: Mộc Trà
Thử nghiệm đánh giá trẻ em 5 tuổi về sự phát triển thể chất tại buổi tập huấn. Ảnh: Mộc Trà

Nhằm đánh giá sự phù hợp và tính xác thực của dự thảo, làm cơ sở xây dựng và ban hành Thông tư về chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi trong giai đoạn 10 năm tiếp theo, Bộ GD-ĐT đã lựa chọn 6 địa phương đại diện cho 6 vùng kinh tế-xã hội trên cả nước gồm: Lào Cai, Hà Nội, Quảng Bình, Gia Lai, Bình Dương và Tiền Giang để tổ chức thử nghiệm Bộ chuẩn. Riêng Gia Lai, sau khi tập huấn trực tiếp, Bộ GD-ĐT sẽ thử nghiệm Bộ chuẩn trên trẻ 5 tuổi tại 3 trường: Mẫu giáo Đê Ar (huyện Mang Yang), Mầm non Hoa Phong Lan và Mầm non Họa Mi (TP. Pleiku) trong 2 ngày 9 và 10-11. Trẻ tham gia thử nghiệm được Bộ GD-ĐT lựa chọn ngẫu nhiên dựa trên danh sách hiện có của trẻ 5 tuổi đang học ở các trường, đảm bảo nguyên tắc về giới tính (nam-nữ), dân tộc (kinh-dân tộc thiểu số), vùng miền (thuận lợi-khó khăn), loại hình trường học (công lập-tư thục).

MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

(GLO)- Ngày 3-12, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 281-KH/TU ngày 11-10-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5-1-2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2025-2030.

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Thay thi bằng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên với những quy định mới; hướng dẫn phương pháp tính giá dịch vụ GD-ĐT là những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 12 năm nay.

Phát động dự án “Đến trường an toàn” năm học 2024-2025

Phát động dự án “Đến trường an toàn” năm học 2024-2025

(GLO)- Sáng 25-11, Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai phối hợp với tổ chức AIP Foundation, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam phát động dự án “Đến trường an toàn”, năm học 2024-2025 tại các Trường Tiểu học: Phan Chu Trinh, Lê Lợi và Nguyễn Trãi (huyện Phú Thiện).