Bình Định: Một buổi đánh bắt gần bờ, thu từ 200 kg đến 1 tấn cá, ruốc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Tại các vùng biển gần bờ thuộc tỉnh Bình Định, những ngày qua hàng trăm tàu thuyền của địa phương đã ra biển đánh bắt gần bờ nhưng cho thu nhập khá.
Từ ngày 3.3 đến nay, trên vùng biển gần bờ TP.Quy Nhơn, H.Phù Cát, H.Phù Mỹ (Bình Định), hàng trăm tàu thuyền của địa phương đã ra biển đánh bắt cá cơm và ruốc cho thu nhập khá.
Mỗi thuyền ra biển từ sáng sớm về bến vào buổi trưa rồi lại quay ra đánh bắt tới chiều, sản lượng đạt thấp nhất 200 kg/thuyền/một lần ra khơi, cá biệt có tàu thuyền đánh trúng luồng ruốc, cá với sản lượng hơn 1 tấn/chuyến.
Với giá bán 30.000 đồng/kg ruốc và 25.000 đồng/kg cá cơm, mỗi thuyền có thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng/chuyến.

Nhiều cơ sở chế biến nước mắm trong và ngoài tỉnh đã điều xe ô tô tới mua hàng tấn cá cơm để chở về làm mắm. Còn các cơ sở hấp cá, ruốc ở địa phương thì hoạt động cả ngày đêm. Trong đó, cứ mỗi kg cá, ruốc hấp thuê được trả công 4.000 đồng, người gánh thuê được trả công 10.000 đồng/két (10 kg/két), nên ai cũng có thu nhập kha khá.


Theo các ngư dân, thời vụ đánh bắt cá cơm và ruốc ven biển đến hết tháng 4 hằng năm mới kết thúc.


Sau đây là vài hình ảnh ghi nhận tại bến cá Nhơn Lý, TP.Quy Nhơn:

Chuyển cá lên bờ. Ảnh: Minh Lê
Chuyển cá lên bờ. Ảnh: Minh Lê

Cá về đầy khoang. Ảnh: Minh Lê
Cá về đầy khoang. Ảnh: Minh Lê

Bưng cá cơm từ thuyền lên bờ. Ảnh: Minh Lê
Bưng cá cơm từ thuyền lên bờ. Ảnh: Minh Lê
Nhộn nhịp bến cá. Ảnh: Minh Lê
Nhộn nhịp bến cá. Ảnh: Minh Lê
Gánh cá cơm thuê. Ảnh: Minh Lê
Gánh cá cơm thuê. Ảnh: Minh Lê
Xe tải chờ chở cá cơm về xưởng chế biến. Ảnh: Minh Lê
Xe tải chờ chở cá cơm về xưởng chế biến. Ảnh: Minh Lê
Cá cơm hấp xong chờ thương lái đến mua. Ảnh: Minh Lê
Cá cơm hấp xong chờ thương lái đến mua. Ảnh: Minh Lê
Thương lái đến mua cá cơm, ruốc. Ảnh: Minh Lê
Thương lái đến mua cá cơm, ruốc. Ảnh: Minh Lê
Theo Minh Lê (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cách làm hay của những nữ triệu phú dân tộc thiểu số ở Chư Păh

Cách làm hay của những nữ triệu phú dân tộc thiểu số ở Chư Păh

(GLO)- Nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số ở Chư Păh (tỉnh Gia Lai) cần cù, chịu khó, mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, biết tích lũy để thoát nghèo và vươn lên trong cuộc sống, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm sản xuất cho nhiều chị em khác trong làng để cùng áp dụng, giúp nâng cao thu nhập.

Gia Lai chuẩn bị phương án sẵn sàng ứng phó với thiên tai

Gia Lai chuẩn bị phương án ứng phó với thiên tai

(GLO)- Ngày 10-10, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 2347/UBND-NL thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ, đồng thời chuẩn bị phương án sẵn sàng ứng phó với thiên tai trong thời gian tới.

Đức Cơ: Đối thoại chính sách về phòng-chống tảo hôn

Đức Cơ: Đối thoại chính sách về phòng-chống tảo hôn

(GLO)- Ngày 10-10, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Pnôn (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị đối thoại chính sách về chủ đề phòng-chống tảo hôn; thực hiện 4 gói chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc trẻ em.

Chư Păh biểu dương 24 điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi

Chư Păh biểu dương 24 điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi

(GLO)- Sáng 10-10, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) tiến hành hội nghị biểu dương điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi giai đoạn 2019-2024; trưng bày, giới thiệu sản phẩm phụ nữ khởi nghiệp năm 2024 và trao giải Cuộc thi viết “Tìm hiểu Luật phòng-chống bạo lực gia đình”.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh Gia Lai được trao giải thưởng Nguyễn Thị Định

Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh Gia Lai được trao giải thưởng Nguyễn Thị Định

(GLO)- Sáng 8-10, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam long trọng tổ chức lễ trao giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ nhất năm 2024 tại Hà Nội. Bà Phạm Thị Hoa-Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh Gia Lai là một trong 30 cá nhân xuất sắc được trao giải thưởng đợt này.