Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ được giới thiệu bầu Chủ tịch Quốc hội

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Tại phiên họp Quốc hội chiều nay, 30.3, Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ đã được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội, thay bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ được giới thiệu bầu làm Chủ tịch Quốc hội ẢNH NGỌC THẮNG
Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ được giới thiệu bầu làm Chủ tịch Quốc hội ẢNH NGỌC THẮNG
Sau khi Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân chính thức được miễn nhiệm, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội nhân sự để bầu thay thế.
Nhân sự được trình là ông Vương Đình Huệ, Bí thư Thành uỷ Hà Nội. 
Ông Vương Đình Huệ năm nay 64 tuổi, là Bí thư Hà Nội thứ 2 được giới thiệu bầu làm Chủ tịch Quốc hội, sau Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Ông Huệ quê xã Nghi Xuân, H.Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An; là Uỷ viên T.Ư Đảng 4 khoá (từ khoá X đến khoá XIII); Uỷ viên Bộ Chính trị 2 khoá (XII, XIII).
Ông tham gia T.Ư lần đầu năm 49 tuổi
Ông là đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV.
Ông Vương Đình Huệ xuất thân là giảng viên tại Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, được phong Nhà giáo ưu tú năm 1988. Ông có 4 năm làm nghiên cứu sinh tại Trường ĐH Kinh tế Bratislava, Cộng hòa Slovakia.
Kể từ khi tham gia T.Ư vào năm 2006, ông Huệ trải qua các cương vị: Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Trưởng ban Kinh tế T.Ư, Phó thủ tướng phụ trách kinh tế.
Tháng 2.2020, ông được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội thay ông Hoàng Trung Hải, và đến tháng 10.2020 chính thức được bầu làm Bí thư Thành uỷ.
Ông Huệ gây ấn tượng lớn đầu tiên vào tháng 9.2011, khi vừa nhậm chức Bộ trưởng Tài chính, đã tổ chức một hội thảo lớn về giá xăng dầu, tuyên bố "nếu cần công bố gian lận tôi sẽ công bố các gian lận", yêu cầu các đầu mối kinh doanh xăng dầu "đừng doạ nhà nước", "nếu doanh nghiệp nào không làm được thì rút"...
Trên cương vị Phó thủ tướng, ông Huệ được ghi công trong việc kiềm chế nợ công; tham mưu cho Chính phủ và Quốc hội ban hành Nghị quyết 42/2017/QH14 về xử lý nợ xấu, sửa đổi luật Các tổ chức tín dụng.
Ông Vương Đình Huệ cũng có nhiều đóng góp trong xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, tăng năng lực cho các ngân hàng với việc Quốc hội và Chính phủ chấp thuận tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng cổ phần thương mại nhà nước, bổ sung vốn điều lệ cho VAMC...
Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ cũng từng là Trưởng ban chỉ đạo xử lý 12 dự án yếu kém ngành Công thương.
Trên cương vị Bí thư Thành uỷ Hà Nội, ông Huệ xuất hiện ở nhiều nơi và chỉ đạo xử lý nhiều việc cụ thể, như nhà 8B Lê Trực, bãi rác Nam Sơn. Dưới thời của ông, Hà Nội cũng đã công bố được 6 đồ án quy hoạch đô thị trung tâm và định hướng quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.
 
Theo Vũ Hân-Lê Hiệp-Sơn Thủy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Ông Bùi Văn Khánh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ

Ông Bùi Văn Khánh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ

(GLO)- Sáng 19-12, HĐND huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) khóa IV đã khai mạc kỳ họp thứ 10 nhằm xem xét, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra phương hướng, giái pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2023. Dự họp có đồng chí Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh.
Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

(GLO)- Sáng 16-11, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Trần Quốc Cường-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thôi giữ chức Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhiệm kỳ 2020-2025. Quyết định có hiệu lực từ 15-11.
Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Ban Bí thư về việc luân chuyển, chỉ định cán bộ tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với ông Đoàn Anh Dũng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

(GLO)- Đến năm 2026, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có 101.546 biên chế. Tổng biên chế công chức, biên chế của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương bảo đảm đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế.