Bí mật cây nỏ Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Người Tây Nguyên không dùng cung mà chỉ dùng nỏ. So với cung, nỏ có nhược điểm là thời gian chuẩn bị để bắn lâu hơn nhưng lại chính xác hơn, tên bay xa hơn. Có lẽ bởi vậy mà đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên cũng như suốt dọc dải Trường Sơn hàng bao đời chỉ quen dùng nỏ.
Chế tác nỏ không quá phức tạp, ai cũng có thể làm được. Nhưng để một cây nỏ có độ xạ lực cao, đường tên bay chính xác thì lại là chuyện khác. Chính vì vậy mà mỗi dân tộc lại có những bí quyết khác nhau. Tuy nhiên, hiểu được bí quyết không có nghĩa là khi bắt tay vào chế tác, ai cũng có thể cho ra lò những cây nỏ lý tưởng. Ông Đinh Pan (làng Tờ Nùng 2, xã Ya Ma, huyện Kông Chro) cho rằng: Hiện nay, mỗi làng may lắm chỉ còn vài người có thể làm ra những cây nỏ đúng nghĩa mà thôi.
Để làm một cây nỏ tốt, trước hết phải lựa chọn kỹ nguyên liệu. Gỗ dùng làm cánh nỏ phổ biến nhất là gỗ trắc. Đây là loại gỗ rắn, có độ đàn hồi cao, giữ được tính chất ổn định trong mọi điều kiện thời tiết. Một số loại gỗ có đặc tính tương tự cũng được lựa chọn. Người Xê Đăng dùng cây k’sam. Người Bahnar thì dùng 3 loại gỗ để chế tác nỏ, đó là trắc, giáng hương và bruâh. Những cây gỗ được chọn đều theo một tiêu chí chung là thẳng, không có mắt, đường kính lõi trong khoảng từ 15 đến 20 cm và người ta chỉ lấy khúc giữa. Chọn được gỗ rồi thì treo lên bếp hong cho thật khô, sau đó tùy vào kích thước nỏ để ra gỗ. Thông thường có 2 loại nỏ: loại dùng để săn thú lớn và loại để săn thú nhỏ. Loại lớn, thân nỏ dài bằng 4 gang tay (khoảng 80 cm). Loại nhỏ 2 gang rưỡi. Kích thước nỏ không phải tùy tiện mà tuân theo những tỷ lệ nghiêm ngặt. Thanh ngang-tức cánh nỏ, người Bahnar gọi là “gơr” luôn có chiều dài bằng 2/3 thanh dọc, bề dày khoảng 2 cm. Cánh nỏ phải chuốt thật thẳng, độ dày phải đồng đều mới có độ xạ lực cao, mũi tên bay mới ổn định. Đây có thể nói là công đoạn khó nhất trong việc chế tác nỏ. Về điều này, đồng bào Giẻ Triêng thường dùng những chiếc khuôn bằng gỗ để kiểm tra độ đồng đều cho việc chế tác cánh nỏ. Hai đầu thanh ngang làm 2 nấc để buộc dây.
Thanh dọc chế tác đơn giản hơn. Khi đẽo xong, người ta tạo một đường rãnh để tra mũi tên và đục lỗ làm lẫy nỏ, sau đó dùng dao cạo nhẵn rồi lấy lá rừng đánh cho thật bóng. Trong số các loại gỗ được dùng chế tác nỏ kể trên, chỉ có duy nhất gỗ trắc được dùng làm cả 2 bộ phận là cánh nỏ và thanh dọc, còn những loại gỗ khác thì không được. Người Bahnar nếu đã dùng thanh ngang là gỗ hương thì thanh dọc phải bằng gỗ bruâh hay trắc. Đây là điều được coi như một sự bí mật, các nghệ nhân cũng không ai cắt nghĩa được tại sao.

Chàng trai Bahnar và cây nỏ. Ảnh: Ngọc Tấn
Chàng trai Bahnar và cây nỏ. Ảnh: Ngọc Tấn
Xong phần thân nỏ và cánh nỏ, một bộ phận rất quan trọng khác là dây nỏ. Người Bahnar không làm dây nỏ bằng da thú hay bất cứ vật liệu nào khác ngoài một loại cây được gọi là “chăm”. Đó là một loại dây leo dạng sợi nhỏ bằng que tăm. Người ta chọn những cây lên quá đầu người cắt về phơi khô, sau đó đập dập, đánh săn từng dây một rồi bện với nhau tạo thành dây nỏ. Người Giẻ Triêng thì dùng sam lủ-một loại cây trông giống cây mây nhưng dẻo hơn-mang về ngâm nước, phơi khô rồi bện xoắn lại. Nói chung đây là loại dây có sức bền lý tưởng, lại chịu được thời tiết khắc nghiệt của Tây Nguyên. Tuy nhiên, để dây lâu ngày không bị giãn và cánh nỏ không giảm độ đàn hồi, khi không dùng đến, người ta lại tháo một bên dây cho nỏ “nghỉ ngơi”.
Phần còn lại được coi đơn giản là chế tác tên. Mũi tên làm bằng tre, lồ ô, le hoặc gốc nứa nhưng cây phải thật già. Chiều dài mũi tên thường bằng 1/2 cánh nỏ. Đuôi mũi tên được gắn 3 cánh bằng lá rừng khô xếp lại để có đường bay ổn định. Nếu săn các loại thú nhỏ, người ta chỉ dùng tên thường, còn để săn các loại thú lớn thì phải dùng loại riêng. Loại tên này được vót cho đầu hơi tòe ra, có mấu để khi găm vào con vật chạy vướng cây rừng không bị rơi. Cũng có khi người ta gắn vào đầu tên mũi bằng sắt hay đá cứng để tạo sức xuyên sâu hơn. Tuy nhiên, muốn con vật nhanh kiệt sức thì phải dùng đến tên tẩm thuốc độc. Thứ thuốc độc tẩm tên ấy, mỗi dân tộc lại có bí quyết của riêng mình. Người Bahnar, Jrai lấy vỏ cây kral đem nấu cho cô đặc lại, kiểu như nấu cao rồi tẩm vào mũi tên. Người Xê Đăng, Giẻ Triêng thì dùng một loại lá rừng có tên là lanau obor kết hợp với một số loại lá khác nữa nấu thành cao tẩm vào đầu tên. Đơn giản hơn, người Giẻ Triêng mỗi sáng thức dậy sẽ nhổ nước bọt vào một chiếc ống nứa tích lũy lại. Để vài tháng sau tẩm vào sẽ có một loại tên thuốc độc rất hiệu nghiệm… Tuy nhiên, nhìn chung, các loại thuốc độc này không làm người hay thú chết ngay. Chúng chỉ làm vết thương sưng tấy lên rồi lan ra toàn cơ thể, sau đó ngấm dần vào phủ tạng một thời gian mới chết. Có điều đặc biệt là các loài thú bị tên thuốc độc thì người ăn thịt vẫn không ngộ độc, chúng chỉ tác động theo đường máu mà thôi.
Những chiếc nỏ của người Tây Nguyên chế tác có thể bắn xa tới 500 m. Không những thế, tài thiện xạ của đồng bào nói chung là rất đáng nể phục. Họ có thể dùng nỏ bắn trúng một con sóc đang chuyền cành cây ở khoảng cách trên 50 m. Trong cuộc sống thường nhật, nếu là khách quý đến nhà, họ chỉ mang nỏ ra và sau một đường tên bay là có ngay chú gà cần thịt. Cũng chính vì vị trí của cây nỏ trong cuộc sống mà không một cuộc thi tài thể thao nào trên dải đất cao nguyên lại thiếu vắng môn bắn nỏ.
NGỌC TẤN

Có thể bạn quan tâm

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Hơn 1.500 tài liệu, tư liệu, hình ảnh tại cuộc trưng bày mang tên ‘‘Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc”, góp phần tái hiện một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi hàng vạn người con miền Nam rời quê hương, mang theo khát vọng thống nhất đất nước, lên đường ra Bắc.

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Trong nhịp đô thị hóa, nhà dài dần vắng bóng tại các buôn làng Ê Đê. Có ngôi nhà dài gần như nguyên bản, nhưng ông Y Jui Êban ở buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đang lo có thể đổ sập bất kỳ lúc nào.

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Việc Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025 một lần nữa khẳng định vai trò ngày càng lớn của Phật giáo Việt Nam trong đời sống tôn giáo quốc tế.

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.