Bị đau cứng cổ, khi nào cần đi khám bác sĩ ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nguyên nhân gây đau cứng cổ rất đa dạng, từ ngồi sai tư thế đến nhồi máu cơ tim. Hầu hết trường hợp bị đau cứng cổ đều có thể tự điều trị tại nhà. Nhưng đôi khi, người bệnh phải đến bác sĩ kiểm tra.
Cổ là vị trí có các đốt sống đầu tiên của xương sống. Các cơ và dây chằng ở khu vực này giúp nâng đỡ đầu và cử động cổ, theo chuyên trang về sức khỏe Healthline (Mỹ).
 
Đau cứng cổ không chỉ do sai tư thế, mà còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nguy hiểm hơn. Ảnh: Shutterstock
Đau cứng cổ không chỉ do sai tư thế, mà còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nguy hiểm hơn. Ảnh: Shutterstock
Đầu chúng ta có trọng lượng trung bình là khoảng 5 kg. Vì vậy, bất kỳ tư thế bất thường nào trong thời gian dài cũng đều có thể khiến cổ bị đau nhức.
Mọi người thỉnh thoảng đều bị đau cổ. Để cơn đau sớm thuyên giảm, xác định được nguyên nhân gây là rất quan trọng.
Có nhiều dạng đau cứng cổ khác nhau. Cơn đau đó có thể là đau và khó cử động cổ. Nhưng đó cũng có thể là cơn đau kèm theo cảm giác nhức, thậm chí chỉ là nhức ở một vị trí cụ thể nào đó trên cổ.
Loại đau cổ khác là đau nhẹ hoặc kèm theo cảm giác nhức và lan tỏa ra hai vai, cánh tay, đôi khi có cảm giác nóng rát. Một số cơn đau cổ lại có cảm giác đau nhức như kim chân, dẫn đến tê hay yếu cánh tay, bàn tay, gây khó khăn khi cầm nắm. Đôi khi, cơn đau cổ lại kèm với đau đầu.
Với những cơn đau do ngồi sai tư thế khi làm việc, học tập thì người mắc có thể tự điều trị tại nhà. Nếu cơn đau cổ xuất hiện kèm với các triệu chứng như yếu, tê cánh tay, bàn tay, đau lan đến vai hoặc tay thì cần phải đến bác sĩ kiểm tra.
Ngoài ra, nếu cơn đau cổ dữ dội, kéo dài liên tục vài ngày, lan xuống chân hoặc kèm theo đau đầu thì cũng cần gặp bác sĩ ngay.
Với những người bị đau và cứng cổ kéo dài thì nguyên nhân có thể do viêm xương khớp ở cổ. Đây là tình trạng mà khớp xương bị thoái hóa ảnh hưởng đến vận động.
Ngoài ra, người bệnh phải được đưa đi cấp cứu ngay nếu đau cổ kèm theo bất kỳ một triệu chứng nào của đau tim như đau ngực, vai, lưng, cánh tay, hàm hoặc có cảm giác khó thở, buồn nôn, ói mửa, theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Mỹ.
Cơn đau cổ cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm nếu xuất hiện chung với các triệu chứng mất khả năng kiểm soát bàng quang, trực tràng, sốt, ớn lạnh hay sụt cân không rõ nguyên nhân. Các triệu chứng này là cảnh báo cho những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm màng não, rối loạn thần kinh hay chấn thương nặng vùng cổ, theo Healthline.
Theo Ngọc Quý (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

(GLO)- Hiện nay, nhiều người vẫn xem nhẹ căng thẳng, đôi khi không nhận ra bản thân đang gặp stress. Thế nhưng, theo các nghiên cứu, căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm, mất ngủ, thậm chí gây ra bệnh tự miễn dịch, ung thư, tim mạch.

Gia Lai nhiều ca sởi biến chứng nặng ở trẻ không tiêm vắc xin

Gia Lai nhiều ca sởi biến chứng nặng ở trẻ không tiêm vắc xin

(GLO)- Cuối tháng 3 vừa qua, Gia Lai ghi nhận 1 bệnh nhi (SN 2020) tử vong nghi do sởi biến chứng nặng. Trường hợp này chưa tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Thống kê cho thấy, hầu hết các ca sởi, nghi sởi biến chứng nặng tại tỉnh đều rơi vào trường hợp không tiêm vắc xin hoặc tiêm không đầy đủ.

Gia Lai: Dừng in thẻ bảo hiểm y tế giấy từ ngày 1-6-2025

Gia Lai: Dừng in thẻ bảo hiểm y tế giấy từ ngày 1-6-2025

(GLO)- Tin từ Bảo hiểm xã hội Gia Lai, từ ngày 1-6-2025, đơn vị dừng in thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy kể cả các trường hợp đề nghị cấp lại và cấp đổi thẻ BHYT, chỉ thực hiện cấp mới thẻ BHYT giấy đối với các trường hợp không thể cài đặt VssID, VNeID và không có căn cước công dân có gắn chíp.