Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai đưa vào hoạt động Khoa Cấp cứu mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bác sĩ CKII Phạm Bá Mỹ-Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai-cho biết: Khoa Cấp cứu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh được đầu tư xây dựng mới từ nguồn ngân sách nhà nước với tổng kinh phí 22 tỷ đồng vừa hoàn thành và đưa vào hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của người dân trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, Khoa Cấp cứu được bố trí tại dãy nhà 2 tầng (mỗi tầng trên 500 m2); trong đó, tầng 1 làm Khoa Cấp cứu, tầng 2 Khoa Dược. Khoa Cấp cứu được trang bị đầy đủ trang-thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo công tác cấp cứu và điều trị đa khoa. Tại khoa bố trí 40 băng ca đa năng (có đầy đủ trang-thiết bị cấp cứu kèm theo vừa đảm bảo cấp cứu tại chỗ, vừa vận chuyển linh động khi chuyển bệnh nhân về các khoa phòng).
Khoa Cấp cứu được xây dựng liên hoàn bao gồm có phòng siêu âm, xét nghiệm, X-Quang và bố trí 2 phòng mổ để đảm bảo cấp cứu trong các trường hợp khẩn cấp không thể di chuyển. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám bệnh, xét nghiệm, phát thuốc tại Khoa Cấp cứu được tăng cường theo quy trình khép kín thuận tiện cho bệnh nhân nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh ngày càng cao tại bệnh viện.
Thăm khám cho bệnh nhân tại Khoa Cấp cứu- Bệnh viện Đa khoa Gia Lai. Ảnh Như Nguyện
Thăm khám cho bệnh nhân tại Khoa Cấp cứu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện
Nhân lực của Khoa Cấp cứu gồm có 10 bác sĩ, 40 điều dưỡng và thường xuyên được tăng cường thêm bác sĩ vào các dịp cao điểm, lễ, Tết để đảm bảo nhu cầu khám, cấp cứu và điều trị đa khoa cho người dân; năng lực cấp cứu có thể tiếp nhận cùng lúc 50 bệnh nhân. 
Theo bác sĩ CKI Dương Thái Thuấn-Trưởng Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, tất cả các bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám-chữa bệnh, cấp cứu đều được sàng lọc ngay từ cổng bệnh viện, sau đó thực hiện khai báo y tế và được phân loại chuyển đến Khoa Khám hoặc Khoa Cấp cứu. Sau khi chuyển lên Khoa Cấp cứu, các nhân viên y tế tại khoa tiếp tục sàng lọc thêm một lần nữa.
Đối với những trường hợp nghi ngờ Covid-19 sẽ có phòng cách ly riêng lưu bệnh nhân và chờ kết quả xét nghiệm. Nếu kết quả âm tính thì sẽ chuyển bệnh nhân lên các khoa, phòng khác điều trị. Công tác phân luồng, sàng lọc, phòng-chống lây nhiễm chéo được thực hiện chặt chẽ đảm bảo các tiêu chí của bệnh viện an toàn phòng-chống Covid-19. Vì vậy, người dân hoàn toàn yên tâm khi đến khám bệnh, cấp cứu và điều trị tại đây.
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.