Bệnh viện 331 hội thảo khoa học cập nhật chẩn đoán và điều trị viêm dạ dày mạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 17-10, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Bệnh viện 331 tổ chức hội thảo khoa học chuyên đề: Cập nhật chẩn đoán và điều trị viêm dạ dày mạn. Dự hội thảo có ông Đinh Hà Nam- Phó Giám đốc Sở Y tế Gia Lai và hơn 80 y, bác sĩ trên địa bàn tỉnh.

Tại hội thảo, PGS.TS, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Duy Thắng-Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, gan mật đã cập nhật những điểm mới trong chẩn đoán và điều trị viêm dạ dày mạn, qua đó nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y, bác sĩ tỉnh Gia Lai, góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Như Nguyện

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Như Nguyện

Được biết, viêm dạ dày mãn tính là tình trạng khi các tế bào niêm mạc dạ dày bị tổn thương lâu dài và có thể tiến triển thành ung thư nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Theo PGS.TS, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Duy Thắng, có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm dạ dày mãn tính, có thể kể đến như sau: Nhiễm vi khuẩn HP; sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn làm lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn, khiến acid dạ dày dễ dàng tấn công tạo ra các ổ viêm loét; thức khuya, ăn uống không hợp lý, đối diện căng thẳng thần kinh và tâm lý trong thời gian dài; do thường xuyên sử dụng các loại thuốc chống viêm không chứa steroid, thuốc tác động gây bào mòn và chảy máu lớp niêm mạc tế bào dạ dày.

Ngoài ra, viêm dạ dày mãn tính do tự miễn. Hệ thống miễn dịch của cơ thể tự sản sinh ra các kháng thể phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, làm mất lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dưới sự tác động của acid và còn làm cơ thể thiếu máu, khó tổng hợp vitamin…

Dịp này, từ ngày 10-10 đến 19-10,Bệnh viện 331 tổ chức chương trình khám nội soi và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, triển khai tầm soát, phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa cho người dân. Ảnh: Như Nguyện

Dịp này, từ ngày 10-10 đến 19-10,Bệnh viện 331 tổ chức chương trình khám nội soi và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, triển khai tầm soát, phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa cho người dân. Ảnh: Như Nguyện

Viêm dạ dày mãn tính thường tiến triển âm thầm, giai đoạn đầu bệnh thường không có dấu hiệu điển hình nên nhiều người không phát hiện kịp thời. Giai đoạn nặng, bệnh có những triệu chứng như: Đau bụng vùng thượng vị, thời gian đau kéo dài, cường độ đau dữ dội, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn và nôn, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, ăn nhanh no, ăn không thấy ngon miệng, sụt cân, da xanh xao, mệt mỏi, khó tập trung…Bệnh viêm dạ dày mãn tính rất dễ nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa thông thường nên khiến nhiều bệnh nhân có tâm lý chủ quan không đi khám sớm dẫn đến khi phát bệnh thường đã ở giai đoạn nặng. Vì vậy, người dân cần thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị sớm.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.