Bệnh tiểu đường gây tổn thương dây thần kinh như thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Kiểm soát đường huyết đóng vai trò vô cùng quan trọng với bệnh nhân tiểu đường. Đường huyết cao trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tổn thương dây thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ước tính khoảng 50% bệnh nhân tiểu đường đang có tổn thương thần kinh. Tình trạng này gọi là bệnh thần kinh do tiểu đường.

Tổn thương dây thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường có thể gây tê ngứa bàn tay, bàn chân. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Tổn thương dây thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường có thể gây tê ngứa bàn tay, bàn chân. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Tổn thương thần kinh xảy ra khi lượng đường trong máu ở mức quá cao trong thời gian dài, từ đó gây tổn thương mạch máu. Điều này làm hạn chế lưu lượng máu đến các dây thần kinh, cản trở khả năng truyền tín hiệu đến phần còn lại của cơ thể, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Bất kỳ bệnh nhân tiểu đường nào đều cũng có thể bị tổn thương thần kinh. Tuy nhiên, nguy cơ cao hơn với những người không kiểm soát tốt đường huyết, trên 40 tuổi, mắc tiểu đường lâu năm, thừa cân, huyết áp cao hoặc nồng độ cholesterol trong máu cao.

Tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị tổn thương mà các triệu chứng của người bệnh sẽ khác nhau. Theo tổ chức y tế phi lợi nhuận Mayo Clinic (Mỹ), có 4 loại tổn thương thần kinh khác nhau gồm bệnh thần kinh ngoại vi, thần kinh tự trị, thần kinh gốc và đơn dây thần kinh.

Loại phổ biến nhất là bệnh thần kinh ngoại vi, thường xảy ra ở bàn chân, cẳng chân, bàn tay và cánh tay. Bệnh gây tê, ngứa ran và nhạy cảm với những thứ chạm vào. Đôi khi, triệu chứng có thể nặng hơn vào ban đêm.

Loại thứ hai là bệnh thần kinh tự trị. Các dây thần kinh bị tổn thương có thể ảnh hưởng đến nhịp tim, huyết áp, mắt, bàng quang, hệ tiêu hóa và cơ quan sinh dục. Triệu chứng thường gặp là chóng mặt, ngất xỉu do tụt huyết áp, khó nuốt, các vấn đề về bàng quang, buồn nôn, chán ăn, mắt khó điều chỉnh khi nhìn xa gần hay tiếp xúc ánh sáng.

Trong khi đó, bệnh thần kinh gốc ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở đùi, hông, chân, mông, bụng hoặc ngực. Thông thường, các triệu chứng chỉ ảnh hưởng một bên cơ thể. Bệnh có thể gây yếu cơ đùi, đau ngực, khó đứng dậy khi ngồi, đau mông, hông hoặc đùi nghiêm trọng.

Loại cuối cùng là bệnh đơn dây thần kinh, xảy ra khi chỉ có duy nhất một dây thần kinh bị tổn thương. Tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng mà có thể gây liệt một bên mặt, tê hay yếu bàn tay, ngón tay, đau ống chân, bàn chân hoặc đùi trước.

Tổn thương dây thần kinh có thể phát triển chậm. Do đó, phát hiện sớm là vô cùng quan trọng để điều trị kịp thời và ngăn ngừa tổn thương nghiêm trọng hơn. Cách tốt để ngăn ngừa và giảm triệu chứng là hãy kiểm soát tốt đường huyết theo hướng dẫn bác sĩ, theo Healthline.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.