Lợi ích của mướp đắng trong việc giảm lipid máu, tiểu đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ăn mướp đắng thường xuyên với mức độ vừa phải sẽ giúp giảm lượng đường trong máu, giảm chất béo, tốt cho người tiểu đường.

Mướp đắng có vị đắng, tính lạnh, thịt mềm, chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú, đặc biệt hàm lượng vitamin C đứng đầu trong các loại mướp.

Các nghiên cứu dược lý đã phát hiện ra rằng, chất saponin chứa trong mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết rất rõ ràng, không chỉ có tác dụng giống như insulin mà còn có chức năng kích thích giải phóng insulin.

Khi tình trạng của bệnh nhân tiểu đường phát triển đến một mức độ nhất định, việc điều trị bằng tiêm insulin trở nên tất yếu, để kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu và giảm bớt sự phát triển của bệnh tiểu đường.

Trong khi đó, một số loại thực phẩm cũng chứa insulin tự nhiên, nếu sử dụng đúng cách sẽ phát huy tốt vai trò của nó.

Mướp đắng còn chứa charatin và momorcidin giúp chống tăng đường huyết. Hạt mướp đắng chứa polypeptide P hoạt động gần giống như insulin và giúp kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa tiểu đường.

Đồng thời, hàm lượng calo và chất béo trong mướp đắng rất thấp, nó còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Sau khi ăn có thể bổ sung nhiều loại chất dinh dưỡng cho cơ thể con người, có thể thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu của cơ thể, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa chất béo tích tụ trong cơ thể.

Chất xơ xenlulô trong mướp đắng cũng có thể làm giảm sự hấp thu axit cholic ở ruột non. Từ đó làm giảm hàm lượng cholesterol và triglycerid trong máu. Ở một mức độ nhất định, cũng có thể phát huy tác dụng nhất định trong việc giảm lipid máu.

Có thể bạn quan tâm

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Việc kiêng cữ trong ăn uống với người mỡ máu cao không chỉ là giảm chất béo, thịt động vật mà cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, giảm lượng đường, tinh bột nhanh từ trái cây, các loại bánh ngọt, hạn chế bia rượu...