Bệnh tiểu đường: Dùng insulin thì mất bao lâu mới có tác dụng?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ở bệnh nhân tiểu đường, cơ thể sẽ không sản xuất đủ hoóc môn insulin. Tình trạng này khiến đường huyết tăng cao. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê insulin. Tùy thuộc từng loại mà thời gian phát huy tác dụng sẽ khác nhau.
Insulin là loại hoóc môn tự nhiên trong cơ thể do tuyến tụy tiết ra. Nhờ có insulin mà đường glucose trong máu được vận chuyển vào tế bào, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Tùy vào loại insulin sử dụng để biết khi nào thuốc bắt đầu có hiệu quả. Ảnh: Shutterstock
Tùy vào loại insulin sử dụng để biết khi nào thuốc bắt đầu có hiệu quả. Ảnh: Shutterstock
Khi tuyến tụy hoạt động bất thường thì lượng insulin tiết ra sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tình trạng này dẫn đến bệnh tiểu đường. Nếu không điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh võng mạc, bệnh thận, lở loét bàn chân, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Với bệnh nhân tiểu đường, bác sĩ có thể sẽ kê insulin để bù đắp lượng insulin mà cơ thể thiếu hụt. Khi đó, người dùng insulin sẽ cần biết mất bao lâu để thuốc có hiệu quả.
Loại insulin bác sĩ kê sẽ phụ thuộc vào loại tiểu đường và lượng đường trong máu bệnh nhân. Có nhiều thuốc insulin. Mỗi loại cũng sẽ có hiệu quả nhanh chậm khác nhau.
Loại insulin tác dụng nhanh còn được gọi là insulin lispro. Thuốc cần 5 đến 15 phút để phát huy hiệu quả và có thể kéo dài từ 3 đến 4 giờ.
Trong khi đó, loại insulin tác dụng ngắn thường sẽ có hiệu quả trong vòng 30 phút sau khi tiêm, kéo dài từ 5 đến 8 giờ. Insulin tác dụng trung gian thường có tác dụng trong vòng 1 đến 3 giờ, kéo dài từ 16 đến 24 giờ.
Loại cuối cùng là insulin tác dụng kéo dài. Thời gian để thuốc bắt đầu có tác dụng là từ 4 đến 6 giờ sau khi sử dụng, hiệu lực kéo dài từ 24 đến 28 giờ.
Bên cạnh đó, tốc độ hấp thụ thuốc insulin của mỗi người có thể khác nhau. Điều này phụ thuộc vào vị trí tiêm, nồng độ insulin và tần suất tiêm.
Insulin thường được tiêm vào cơ thể ở các vị trí như bụng, đùi và cánh tay. Tiêm ở bụng thì thuốc sẽ có tác dụng nhanh nhất, chậm hơn là ở cánh tay, cuối cùng là đùi.
Nguyên nhân chính khiến insulin chỉ có dạng tiêm, không có dạng uống là vì thuốc sẽ hấp thu kém hơn nếu đi vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Hệ tiêu hóa sẽ phân hủy insulin trước khi chúng bắt đầu có hiệu lực, theo Healthline.
Theo Ngọc Quý (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nội soi tiêu hóa phát hiện sớm các bệnh lý tiêu hóa, điều trị hiệu quả

Nội soi tiêu hóa phát hiện sớm các bệnh lý tiêu hóa, điều trị hiệu quả

(GLO)- Với máy móc hiện đại, bác sĩ nhiều kinh nghiệm, đội ngũ y tế ân cần, chuyên nghiệp nên nhiều người dân đã lựa chọn nội soi dạ dày-nội soi đại tràng tại Phòng khám đa khoa SYSMED Phù Đổng (02A Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) giúp tầm soát sớm các bệnh lý tiêu hóa và điều trị hiệu quả.

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

(GLO)- Trong 2 ngày 14 và 15-11, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn Chương trình phong năm 2024 cho 56 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác phòng- chống bệnh phong trên địa bàn tỉnh.

Ngày hội hiến máu tình nguyện thu hút đông đảo người dân huyện Phú Thiện tham gia. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện tiếp nhận 554 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 14-11, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Phú Thiện phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai và Bệnh viện Quân y 211 tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2024.

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol