Bệnh sốt xuất huyết chuyển nặng do chậm đến bệnh viện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Gần đây, số trẻ em mắc sốt xuất huyết (SXH) được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai gia tăng. Trong số này có những ca nặng, sốc, tái sốc nhiều lần do gia đình chậm đưa các cháu đến bệnh viện.
Bác sĩ Từ Thị Mai Linh-Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi tỉnh-thông tin: Từ đầu tháng 10-2021 đến nay, Bệnh viện đã tiếp nhận hơn 50 ca SXH, chiếm 50% số ca đầu năm đến nay. Trong đó, Bệnh viện ghi nhận một số ca nặng, sốc, tái sốc nhiều lần. Qua điều trị, các ca bệnh chuyển biến tích cực và không có trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Theo bác sĩ Linh, vì lo ngại lây nhiễm Covid-19 nên nhiều phụ huynh chỉ đưa con em nhập viện khi bệnh đã chuyển nặng. “Việc khám, điều trị không kịp thời khiến bệnh nặng hơn, đặc biệt là bệnh nhân mắc bệnh mãn tính. Đối với SXH thì bệnh có thể tự khỏi sau 7 ngày và chỉ cần đảm bảo dinh dưỡng, chăm sóc hợp lý, hạ sốt tích cực. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể biến chứng nặng do sốc, tổn thương gan, biến chứng tim, thận… gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, khi trẻ bị bệnh, phụ huynh cần đưa đến cơ sở y tế khám, điều trị kịp thời tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra”-bác sĩ Linh khuyến cáo.
Khoa Hồi sức tích cực-Chống độc (Bệnh viện Nhi tỉnh) đang điều trị 3 ca SXH nặng. Đây là các bệnh nhi đã điều trị ở tuyến dưới hoặc gia đình tự mua thuốc điều trị dẫn đến biến chứng nặng. Khi chuyển lên Bệnh viện Nhi, hầu hết các bệnh nhân trong tình trạng sốc, mất dịch nhiều, xuất huyết tiêu hóa, có trường hợp tái sốc nhiều lần. Nhờ có sự can thiệp tích cực, cấp cứu kịp thời nên bệnh nhân đã qua giai đoạn nguy hiểm. Anh Vũ Cương Quyết (làng Tu, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) cho hay: “Cả 2 con tôi đều bị SXH. Tôi cứ nghĩ sốt bình thường nên mua thuốc hạ sốt về cho uống. Hơn nữa do đang có dịch Covid-19 nên gia đình cũng ngại đưa con đến bệnh viện. Thấy bệnh của con không khỏi mà còn nặng hơn nên gia đình đưa cháu nhập viện điều trị. Nhờ bác sĩ tận tình điều trị nên cháu đã qua cơn nguy kịch và đang phục hồi”.
Bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực-Chống độc (Bệnh viện Nhi tỉnh) thăm khám cho bệnh nhân mắc SXH. Ảnh: Như Nguyện
Bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực-Chống độc (Bệnh viện Nhi tỉnh) thăm khám cho bệnh nhân mắc SXH. Ảnh: Như Nguyện

Bác sĩ Trần Thế Phương: Những dấu hiệu ban đầu của SXH khá tương đồng với cúm nên dễ gây nhầm lẫn. Triệu chứng của SXH là sốt cao liên tục, kéo dài từ 5 đến 7 ngày, kèm theo đau đầu, đau cơ. Bệnh thường nặng dần theo chu kỳ ngày bệnh, các trường hợp nặng có dấu hiệu cảnh báo xuất hiện từ ngày thứ 4, thứ 5 là đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, có thể xuất huyết chảy máu dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh SXH, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Trường hợp con anh Rơ Châm Tuấn (làng Sơn, xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) cũng tương tự. Khi bệnh tình trở nặng, phải đưa cháu đến điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh, anh Tuấn mới thấy sự chậm trễ của gia đình nguy hiểm như thế nào.
Bác sĩ Trần Thế Phương (Khoa Hồi sức tích cực-Chống độc, Bệnh viện Nhi tỉnh) thông tin: Tuần qua, Khoa đã tiếp nhận một số trường hợp SXH trong tình trạng sốc và tổn thương gan nặng. Nguyên nhân bệnh diễn biến nặng do một số phụ huynh lo ngại dịch Covid-19 nên trì hoãn đưa con đến bệnh viện. Đây là thời điểm SXH diễn biến phức tạp. Bệnh có 4 tuýp, một người có thể 4 lần mắc SXH và lần mắc sau thường nặng hơn so với lần trước. Vì vậy, người dân không nên chủ quan, cần kịp thời cho trẻ khám và điều trị, tránh bệnh biến chứng nặng có thể gây tử vong.
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

34 cán bộ, nhân viên y tế Gia Lai được tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính

34 cán bộ, nhân viên y tế Gia Lai được tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính

(GLO)- Từ ngày 23 đến 25-4, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính cho 34 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác dinh dưỡng tuyến huyện thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2024.
Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới với tách cà phê. Thói quen này thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia, cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc.
Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Lá đu đủ chứa các hợp chất thực vật đã được chứng minh là có tiềm năng dược lý rộng rãi. Nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, như trà, chiết xuất, viên nén..., thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.